Trang

Thứ Tư, 5 tháng 12, 2012

Tổ chức an toàn - Nhiệm vụ hàng đầu của mỗi doanh nghiệp

Với tư cách là người đứng đầu doanh nghiệp, bạn phải tổ chức về mặt bảo đảm an toàn và bảo vệ sức khoẻ nghề nghiệp cho người lao động. Tài liệu nầy chỉ cho bạn từng bước thiết lập tổ chức về an toàn để giảm thiểu số tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và giảm số giờ vắng mặt của nhân viên.

 

1. Tổ chức ATVSLĐ thuộc về trách nhiệm Ban Giám Đốc
Người SDLĐ chịu trách nhiệm về an toàn lao động và bảo vệ sức khoẻ trong doanh nghiệp. NSDLĐ phải xác định các quá trình, các trách nhiệm và quyền hạn trong doanh nghiệp để không có tai nạn lao động nào xảy ra và để sức khỏe của nhân viên không bị đe doạ. Nhiệm vụ nầy thuộc về Ban giám đốc. Tuy nhiên, với tư cách là người đứng đầu, bạn có thể ủy quyền một vài hoạt động và yêu cầu sự trợ giúp của các chuyên gia. Trong 01 doanh nghiệp, đúng đắn nhất là nên chỉ định 01 điều phối viên về an toàn hoặc 01 nhân viên kiêm nhiệm về an toàn và đào tạo họ đúng theo yêu cầu công việc. Trong các xí nghiệp nhỏ, giám đốc doanh nghiệp có thể kiêm luôn vai trò như 1 điều phối viên an toàn.

Dù bạn ủy quyền vài nhiệm vụ nhưng bạn vẫn phải giữ vai trò, trách nhiệm của bạn. Thật vậy, người SDLĐ luôn chịu trách nhiệm chính về an toàn và bảo vệ sức khoẻ trong doanh nghiệp!

2. Tiến hành theo từng bước

Nếu doanh nghiệp của bạn đã có hệ thống quản lý (ví dụ theo ISO) ? Trong trường hợp nầy, các vấn đề liên quan đến an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp có được đưa vào hệ thống đó hay chưa? Nếu chưa, chúng tôi đề nghị bạn nên tiến hành tổ chức an toàn doanh nghiệp theo từng giai đoạn như sau:

  1. Chỉ định các điều phối viên an toàn.
  2. Xác định các nhiệm vụ liên hệ đến an toàn.
  3. Xác định trách nhiệm và quyền hạn.
  4. Đưa an toàn vào hoạt động truyền thông nội bộ.

2.1 Chỉ định các điều phối viên về an toàn

Mỗi điều phối viên về an toàn phải nắm vững kiến thức và có năng lực chuyên môn. Họ phải được chọn lựa cẩn thận và đào tạo theo đúng yêu cầu. Tuy nhiên với vai trò người đứng đầu doanh nghiệp, bạn phải đảm bảo chức năng hoạt động của điều phối viên an toàn, rất quan trọng khi bạn có sự thành thạo cần thiết về lĩnh vực nầy.

Chọn điều phối viên an toàn

Điều phối viên an toàn tốt nhất là phải đáp ứng các yêu cầu sau:
Anh ta phải là:


  • Người xứng đáng với sự tin cậy và tiếp xúc dễ dàng,
  • Kiên trì (lấy sự kiên nhẫn làm đầu),
  • Có khả năng đặt mình vào vị trí người khác, thể hiện sự tinh tế và có tính thuyết phục.
Anh ta phải được:
  • Đào tạo kỹ thuật cơ bản về an toàn,
  • Có kinh nghiệm về quản lý.
Anh ta phải am hiểu:
  • Các phương pháp làm việc trong doanh nghiệp, các điểm yếu và các mối nguy gắn liền với hoạt động doanh nghiệp.
  • Các công cụ và chất sử dụng khi làm việc,
  • Các điểm mạnh và yếu của nhân viên.
Chức trách của điều phối viên an toàn:

ĐPVAT (điều phối viên an toàn) là người bảo đảm thực hiện chức năng hổ trợ và tư vấn cho Ban giám đốc, cũng như các quản lý cấp cao trong lĩnh vực an toàn và bảo vệ sức khoẻ. Về phương diện nầy, ĐPVAT chịu trách nhiệm về tính xác thực đối với các đề xuất của anh ta. Tuy nhiên, trách nhiệm về mặt an toàn luôn thuộc về Ban giám đốc và các quản lý cấp cao. Điều chính yếu là chức trách của ĐPVAT phải được xác định rõ ràng trong doanh nghiệp, lý tưởng nhất là phải thể hiện rõ trong sơ đồ tổ chức.

2.2. Xác định các nhiệm vụ có quan hệ đến an toàn


Về mặt tổ chức, qua đó bạn muốn bắt đầu từ đâu cùng với sự cộng tác của ĐPVAT mà bạn mới vừa chỉ định? Bởi sự mua sắm các công cụ làm việc có phù hợp với qui tắc an toàn ? Bởi sự đào tạo cho nhân viên của Công ty ? Bởi sự xác định kế hoạch ứng phó trong tình trạng khẩn cấp ? Bởi sự bảo trì các trang bị bảo vệ cá nhân ? Trước tiên, bạn có thể xác định các mối nguy chính trong doanh nghiệp của bạn là gì ?

Nếu bạn muốn « kiểm soát » một cách có tổ chức an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp, ngay từ ban đầu bạn phải đề ra với sự chuẩn xác các thành tố về mặt tổ chức. Rõ hơn, đó là việc xác định các nhiệm vụ có liên quan đến an toàn.

Kết quả tự kiểm tra sẽ chỉ cho bạn phải tổ chức như thế nào và bắt đầu từ đâu. Tất nhiên 01 hệ thống an toàn như đã phác thảo không thể thực hiện một sớm một chiều. Tuy nhiên sự đặt ưu tiên lên hàng đầu ngay từ lúc khởi thảo một khái niệm rõ ràng và có chủ đích sẽ giúp bạn đạt những kết quả tốt đẹp với sự ứng dụng đúng lúc các biện pháp về an toàn.


Mười yếu tố cấu thành hệ thống an toàn doanh nghiệp.

1. Nguyên tắc chỉ đạo, mục tiêu về mặt an toàn
2. Tổ chức an toàn
3. Đào tạo, chỉ dẫn và thông tin
4. Xây dựng các qui tắc an toàn
5. Xác định mối nguy, đánh giá rủi ro
6. Lập kế hoạch và thực hiện các biện pháp
7. Tổ chức trường hợp khẩn cấp
8. Sự tham gia của các bên
9. Bảo vệ sức khoẻ
10. Kiểm soát, đánh giá hệ thống

2.3. Xác định quyền hạn và trách nhiệm


Trong doanh nghiệp, khi số đông người thực hiện các công việc một cách độc lập hoặc phối hợp với nhau. Điều nầy có thể dẫn đến sự trùng lập, sự hiểu lầm, sự bỏ sót : chính điều nầy dẫn đến kết cục thảm hại về mặt an toàn.


Chứng loạn năng trong tổ chức công việc có thể tránh được bằng việc chỉ định các phụ trách đối với từng nhiệm vụ phải thực thi và bằng việc trao các quyền hạn. Một biểu đồ về các chức trách an toàn là lí tưởng nhất để có được cái nhìn tổng thể về các hoạt động và các thẩm quyền.


Bảng phân định chức trách về an toàn:

Bảng nầy đưa ra nhằm trả lời câu hỏi « Ai làm gì ? », chính xác hơn là :
- Các nhiệm vụ phải thực thi,
- Ai tham gia thực thi các nhiệm vụ nầy,
- Thẩm quyền của mỗi người.
Bảng phân định chức trách sẽ được soạn thảo tuần tự và có sự chủ trì của Ban giám đốc, các cấp quản lý và có sự tham gia của nhân viên. Như vậy, kết quả sẽ được đồng thuận bởi tất cả các bên liên quan.

2.4. Đưa an toàn vào truyền thông nội bộ

Để an toàn không chỉ là một từ sáo rổng, phải biến nó thành một chủ đề được lập đi lập lại trong doanh nghiệp. Sự phát triển của văn hoá an toàn trong 1 doanh nghiệp là quá trình lâu dài và mang tính bắt buộc (cưởng bức). Nên bao trùm nó bằng các phương tiện thông tin và truyền đạt:

Nguyên tắc chỉ đạo

Hãy thảo luận vối tất cả nhân viên về các ý tưởng liên quan đến an toàn và bảo vệ sức khoẻ trình bày trong nguyên tắc chỉ đạo. Đừng quên các nhân viên mới!

Mục tiêu an toàn

Hãy bàn cải với nhân viên về các mục tiêu an toàn đã ấn định. Hãy giới thiệu cho họ các biện pháp để đạt các mục tiêu như đã nói. Vào cuối năm, hãy chỉ cho họ những cái đạt được cũng như chưa đạt.

Ngân sách

Hãy giới thiệu cho nhân viên những khoản đầu tư đã đăng ký vào ngân sách trong các lĩnh vực an toàn lao động và bảo vệ sức khoẻ.

Hợp đồng lao động

Trong hợp đồng lao động, hảy nêu các quyền và nghĩa vụ về an toàn lao động và bảo vệ sức khoẻ.

Mô tả công việc

Hãy xác định nhiệm vụ và quyền hạn liên quan đến an toàn lao động và bảo vệ sức khoẻ trong các mô tả công việc cá nhân.

Trò chuyện với nhân viên

Thái độ ứng xử phù hợp với các qui tắc an toàn phải được đề cập trong các buổi nói chuyện định kỳ với nhân viên.

Bảng yết thị

Sử dụng bảng yết thị của doanh nghiệp để thông tin ngay lập tức cho các nhân viên mới. Theo dõi cập nhật thường xuyên. Thu hồi các thông tin đã lỗi thời trước khi trở nên vô dụng.

Đối thoại về công việc, với các cấp quản lý, họp các tổ đội

Hãy tranh thủ thảo luận về an toàn lao động và bảo vệ sức khoẻ mỗi khi có cơ hội trình bày.

Chỉ thị công việc

Hãy tập thói quen đưa các vần đề liên quan đến an toàn vào trong các chỉ thị giao việc cho nhân viên.

Tất cả các biện pháp trên nhằm góp phần phát triển văn hoá an toàn trong doanh nghiệp.


Theo Suva.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét