Thứ Sáu, 14 tháng 12, 2012

Tu dưỡng bản thân

"Tu dưỡng bản thân như thuyền chèo ngược nước,
Ngưng tay chèo thì thuyền lại trôi xuôi..."

"Gạo đem vào giả bao đau đớn,
Gạo giả xong rồi trắng tựa bông;
Sống ở trên đời người cũng vậy,
Gian nan rèn luyện, mới thành công"
(Trích bài Giả gạo trong Nhật ký trong tù của Bác Hồ)

Vậy tu dưỡng bản thân là gì?
  • Tìm kiếm những thông tin về những chiến lược thích hợp nhất cho việc phát triển bản thân. 
  • Tìm kiếm và tận dụng những cơ hội cho sự phát triển cá nhân và phát triển nghề nghiệp (career path). 
  • Phản ứng tích cực khi nhận được những lời phê bình. 
  • Nỗ lực học hỏi kinh nghiệm; biến những tình huống gay go thành những cơ hội để học hỏi. 

1. Bảng phân cấp năng lực:

Cấp 1: Năng lực cơ bản/ nền tảng.


  • Có thái độ tiếp thu những góp ý về điểm mạnh, điểm yếu của bản thân liên quan đến sự phát triển nghề nghiệp.
  • Nếu được khuyến khích, dám đảm nhận những công việc có thể tạo cơ hội để phát triển năng lực cho bản thân

Cấp 2: Năng lực để làm việc.


  • Luôn tìm kiếm những góp ý về điểm mạnh, điểm yếu cá nhân từ những nguồn khác nhau như: từ cấp trên, từ đồng nghiệp, từ các báo cáo của nhân viên cấp dưới, từ phía khách hàng…
  • Sẵn sàng đảm nhận những nhiệm vụ tạo điều kiện cho việc phát triển kỹ năng và năng lực của bản thân.
  • Dành thời gian và nỗ lực để học hỏi, tạo dụng kiến thức cũng như các kỹ năng cho bản thân.

Cấp 3: Năng lực làm việc tốt 


  • Luôn tìm cách để tận dụng được những điểm mạnh và cải thiện những điểm yếu của bản thân.
  • Tìm kiếm và tham gia vào những công việc tạo điều kiện để phát triển năng lực của bản thân.
  • Chú trọng đến việc học hỏi và tích lũy kinh nghiệm; coi những khó khăn và thất bại là những bài học của mình.
  • Đưa ra những ví dụ giúp những người khác học hỏi, nâng cao năng lực và phát triển bản thân

Cấp 4: Một chuyên viên giỏi 


  • Chứng tỏ sự hiểu biết sâu sắc về điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và tận dụng chúng một cách tối đa.
  • Luôn chú trọng đến những góp ý và cơ hội để nâng cao kỹ năng của mình.
  • Làm bất cứ việc gì cần cho việc duy trì kiến thức và kỹ năng hiện tại để đáp ứng được sự thay đổi nhanh chóng của môi trường.
  • Hướng dẫn thực hành – những điều cần thường xuyên suy ngẫm và thực hiện

2. Để đánh giá năng lực này, bạn hãy tự trả lời những câu hỏi sau:

  1. Lần cuối cùng tôi xin ý kiến đóng góp của một đồng nghiệp là khi nào? 
  2. Tôi có thể thu thập những ý kiến phê bình và mang tính xây dựng từ ai? 
  3. Tôi phải làm thế nào đối với những thông tin phản hồi này? 
  4. Ngày hôm nay tôi đã học được những gì mới? 
  5. Tôi đã học được những kinh nghiệm gì từ sai lầm gần đây nhất của tôi? 
  6. Những cuộc thảo luận nào trước kia cần thiết cho công việc hiện nay của tôi? 
  7. Tôi có thể theo đuổi những cơ hội phát triển nghề nghiệp nào trong tình huống hiện tại của tôi? 
  8. Liệu có những vấn đề khó khăn nào mà tôi đang né tránh không? 
  9. Cấp trên và đồng nghiệp của tôi đã khuyên tôi cần phải phát triển những kỹ năng nào? 
  10. Lần cuối cùng tôi cập nhật thông tin cho kế hoạch phát triển của tôi là khi nào? 

3. Hướng dẫn thực hành:

  • Sau mỗi sự cố gắng thành công hay không thành công, xác định xem bạn đã làm tốt những gì và tại sao cũng như những gì bạn làm không tốt và tại sao. 
  • Chủ trì những cuộc thảo luận sau mỗi dự án. Suy nghĩ về những việc cụ thể mà bạn có thể làm khác đi để nâng cao kết quả của dự án. So sánh kết quả với những mong muốn, dự định ban đầu. 
  • Xác định những lĩnh vực mà bạn thành thạo hoặc còn yếu. Thu thập thông tin phản hồi về điểm mạnh, điểm yếu của bạn từ cấp trên, đồng nghiệp và nhân viên cấp dưới. 
  • Thảo luận với cấp trên của bạn về những thông tin phản hồi đó (xác định khoảng cách trong nhận thức của bạn và cấp trên của bạn đối với năng lực của bạn; phối hợp các thông tin). Sau đó, chọn ra 2-3 kỹ năng mà bạn muốn phát triển. 
  • Làm việc với cấp trên của bạn để xây dựng một kế hoạch đào tạo. Đối với mỗi kỹ năng mà bạn muốn phát triển, chọn một hoặc nhiều hơn nữa những hoạt động phát triển đã được xây dựng mang tính chất gợi ý trong mỗi kỹ năng đó. 
  • Trong khi thực hiện những hoạt động này, thu thập thông tin phản hồi từ cấp trên, đồng nghiệp và nhân viên cấp dưới về những vấn đề sau: 
    • (a) hiệu quả của dự án (bạn đã làm tốt những gì? Bạn có thể phát triển những gì?); 
    • (b) quan sát sự tiến bộ của những năng lực đặc biệt và 
    • (c) mức độ cởi mở của bạn đối với những thông tin phản hồi. 
  • Tìm kiếm những cơ hội trong công việc của bạn để phát triển những kỹ năng và năng lực của bạn. Sau khi hoàn thành một số dự án khó hoặc quan trọng, thu thập thông tin phản hồi từ cấp trên, đồng nghiệp và nhân viên cấp dưới về những gì bạn đã làm tốt và những lĩnh vực nào cần cải thiện, áp dụng chúng vào công việc của bạn. 
  • Xác định những lĩnh vực mà nhóm của bạn có thể tham gia trong 01 hoặc 02 năm tới. 
  • Xây dựng một cơ sở kiến thức và bắt đầu phát triển một mạng lưới nhân sự có kiến thức mà bạn có thể tiếp xúc, trao đổi qua lại. 
TCM Construction.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét