1. Bình oxygen với van giảm áp
2. Bình acetylen với van giảm áp
3. Thiết bị điều chỉnh trước
4. Dây dẫn khí oxygen (gió)
5. Dây dẫn khí acetylen
6. Mỏ hàn
7. Que hàn
8. Ty hàn
9. Chi tiết hàn
10. Ngọn lửa hàn cắt
Tài liệu nầy sẽ giúp chúng ta tập trung vào vấn đề an toàn trong việc thao tác, lưu giữ và sử dụng các loại bình khí nén trong lĩnh vực hàn cắt.
- Mối nguy hiểm rõ ràng và đầu tiên nhất đối với bình khí nén là khí trong bình bị nén dưới áp lực, một số bình có áp lực cao lên đến 2,200 pounds/inch vuông. Một bình hư hỏng hoặc van bị hư có thể gây rò rỉ khí đột ngột làm cho bình lăn đi và trở thành như một viên đạn rocket với sức công phá đủ xuyên thủng một bức tường gạch.
- Mối nguy hiểm khác chính là loại khí chứa bên trong bình, có đến hàng trăm loại khí và hổn hợp được dùng trong các bình khí nén. các khí như: acetylene, propane, butane và hydrogen thì rất dễ cháy và có khả năng nổ. Oxygen tự bản thân nó không dễ cháy, tuy nhiên khi gặp đám cháy nó sẽ làm cho đám cháy bùng lớn hơn. Các loại khí như ammonia và chlorine thì rất độc hại, chỉ cần một lượng nhỏ rò rỉ cũng phải yêu cầu mọi người sơ tán khỏi nơi làm việc. Khí argon, nitrogen và helium là khí trơ, tuy nhiên nó vẫn gây nguy hiểm vì nó chiếm chỗ trong không khí khiến con người bị ngạt vì thiếu không khí để thở.
Tài liệu nầy bao gồm các nội dung sau:
- Cất giữ bình khí nén đúng cách
- Di chuyển bình khí nén an toàn
- Thao tác với bình khi hàn cắt (hàn hơi)
- Lưu giữ khí Acetylene
1. Cất giữ bình khí nén thế nào là đúng cách?
Quan sát và nhận định đúng hay sai?
- Dấu hiệu phía trên bình khí nén như thế nào? Có đầy đủ thông tin không?
- Các bình khí nén có được lưu giữ hợp lý không?
- Các bình khí nén được đặt đứng hay nằm?
- Điều gì sẽ xảy ra nếu các bình khí nén va chạm lẫn nhau?
- Nên làm gì để tránh đỗ ngã bình khí nén?
- Các bình khí nén có được dán nhãn rõ ràng và sơn mã màu thích hợp?
- Các bình khí nén khác nhau nên lưu trữ gần nhau hay phải đặt xa nhau?
Mủi tên 2: Bình oxygen đặt cạnh các bình khí nén khác là không an toàn, khoảng cách đặt các bình oxygen cách xa các bình khí nén dễ cháy (như acetylen) tối thiểu là 20 feet (6 mét). Oxygen không tự phát cháy, tuy nhiên nó cung cấp dưỡng khí để làm cho các chất khác cháy nhanh hơn (nhất là các loại dầu, mở bôi trơn...) và tạo ra các nguồn phát cháy khi kết hợp với các hợp chất khác như xăng thành hổn hợp dễ cháy nổ.
Mủi tên 3: Các bình có thể đỗ ngã bất cứ lúc nào. Chấn thương hoặc tử vong là có thể xảy ra khi ngã bình khí nénkhi nó va chạm vào vật thể khác và vở ra. Lúc đó bình khí nén như một việc rocket khí hơn ào ạt phụt ra. Bình khí nén dù đầy hay rỗng (sử dụng hết) phải được cột dây để cố định, tránh ngã đỗ.
Mủi tên 4: Nắp van trên bình không có. Nắp van là một thiết bị an toàn tránh cho van khỏi bị hư hỏng khi ngã đỗ. Nắp van phải luôn đóng trừ lúc đang sử dụng.
Mủi tên 5: Lưu ý các bình khí nén trong khu vực “Empty” không có nghĩa là các bình đó rỗng. Các bình rỗng phải được đánh dấu bằng chữ “ Empty” hoặc “MT” trên thân bình.
Thiết kế đúng nơi đặt bình khí nén:
Thiết kế đúng nơi đặt bình khí nén:
- Các dấu hiệu phía trên nơi đặt bình đã được sửa đổi để chỉ ra mối nguy hại tiềm tàng không khu vực nhằm cảnh báo cho công nhân không được hút thuốc hoặc sử dụng lửa trong khu vực chứa bình.
- Các bình oxygen đã được đưa ra khỏi khu vực và đặt cách đó 20 feet.
- Hệ thống dây xích nhằm phòng ngừa sự đỗ ngã của bình khí nén.
- Tất cả bình khí nén đều có nắp đậy van đầy đủ
- Bình khí trong dãy “Empty” được treo biển đánh dấu rõ ràng.
Chúng ta học được gì?
- Dán biển cảnh báo nguy hiểm.
- Giữ bình oxygen cách xa ít nhất 20 feet (# 6 mét) so với các bình khí nén khác.
- Tránh làm ngã đỗ các bình khí nén
- Luôn đóng nắp đậy van và dán nhãn bình rỗng.
2. Di chuyển bình khí nén:
Quan sát và nhận định đúng hay sai?- Xe nâng tay nầy có đúng loại dùng để vận chuyển bình khí nén?
- Ngoài việc dùng xe nâng tay có cách nào khác an toàn để di chuyển bình khí nén?
- Làm gì để ngăn không cho bình khí nén rớt ra khỏi xe nâng tay?
- Điều gì sẽ xảy ra khi bình khí nén rớt khỏi xe nâng tay? Có thể dùng cách nào để bảo vệ van?
- Tay của người công nhân nầy đang dính dầu mở và anh ta đang nắm cụm van, mối nguy hiểm nào sẽ xảy ra?
- Mủi tên 1: xe nâng tay này không nên dùng vận chuyển bình khí nén, khi thao tác hoặc vận chuyển phải bảo đảm bình không đổ ngã gây hư hỏng, xe nâng tay này có phần lưng tựa phẵng chỉ thích hợp để di chuyển các hộp, thùng vuông hoặc các vật phẵng.
- Mủi tên 2: Lưu ý bình không nên cố định bằng dây băng để tránh ngã đỗ, xe nâng tay nên thiết kế dây xích có móc khoá để giữ bình cố định với xe khi di chuyển.
- Mủi tên 3: Nắp van chưa được đóng lại. Cụm van là mộ phần của bình khí nén rất dễ bị hư hỏng nếu bình ngã đổ. Hãy bảo vệ van bằng cách luôn đậy nắp van, đặc biệt là khi thao tác hoặc di chuyển bình.
- Mủi tên 4: Do xe không có gì đề cố định bình nên người công nhân này phải giữ bình bằng tay. Lưu ý tay người công nhân dính dầu mở, không bao giờ được chạm vào cũm van khi tay dính dầu mở. Tất nhiên bình rất dễ bị trượt ra khỏi tay và nguy hiểm lớn hơn là phản ứng của khí trong bình với dầu mở (oxygen) sẽ có khả năng gây cháy, nổ.
Di chuyển đúng bình khí nén
- Người công nhân đang vận chuyển bình khí nén bằng xe nâng tay thiết kết đặc biệt dùng cho bình khí nén.
- Dây xích chắn ngay phía trước để cố định bình, tránh ngã đổ khi di chuyển.
- Người công nhân nầy cũng đã đóng nắp van trước khi vận chuyển bình.
- Tay người công nhân không dính dầu nhớt khi làm việc với các bình khí nén.
- Dùng xe nâng tay thiết kế đặc biệt dùng riêng cho bình khí nén.
- Bảo vệ van bằng nắp đậy
- Giữ cho tay, găng tay và bình khí không dính dầu mở.
3. Thao tác với bình khí khi hàn cắt (hàn hơi)
Quan sát và nhận định đúng hay sai?
- Người công nhân đang làm công việc hàn cắt bằng khí có mang PPE thích hợp để thực hiện công việc trên?
- Họ đang mang loại bao tay nào?
- Mang loại bảo vệ mắt nào?
- Có an toàn khi hút thuốc quanh khu vực có bình khí nén?
- Nếu bình bị kẹt van, có an toàn khi dùng mỏ lết để mở van?
- Có bình có được bảo đảm không đổ ngã?
- Có an toàn để tháo nắp đậy van ra?
- Các bình khí nén có dán nhãn rõ ràng?
- Những thông tin gì nên có trên nhãn?
- Xe nâng chay qua khu vực có bình khí nén, đây có thể là đường di chuyển chính rong khu vực làm việc, như vậy khu vực này có an toàn để đặt bình khí nén?
- Mủi tên 1: Hút thuốc xung quanh khu vực có bình khí nén là rất nguy hiểm, đặc biệt là khí dễ cháy. Bạn rất khó nhận biết các rò rỉ từ bình khí hoặc van bình, rò rỉ khí là nguồn bắt lửa nguy hiểm khi bạn hút thuốc gần đó.
- Mủi tên 2: Chỉ mở van bằng tay hoặc dùng bình khí khác (nếu mở bằng tay không được). Dụng cụ mở van có thể gây áp lực lân cụm van và làm bể van, để bình không mở van được sang 1 bên và trả lại nhà cung cấp khí gas để họ sửa chữa.
- Mủi tên 3: Bình không được dán nhãn rõ ràng để nhận biết bình chứa khí gì và các rủi ro ra sao. Người công nhân không thể biết là mình đã chọn đúng loại khí cần dùng?
- Mủi tên 4: Không được đặt bình khí nén tại nơi có nhiều người hoặc cơ giới qua lại, trường hợp bất khả kháng thì phải đặt rào chắn chung quanh bình để đảm bảo an toàn cho bình, thiết bị và người.
Thao tác đúng:
- Người công nhân không còn hút thuốc.
- Anh ta đã lắp chặt van và van có thể mở bằng tay.
- Bình khí đã được đánh dấu và dán nhãn phù hợp, anh ta lấy đúng bình khí nén mình muốn.
- Người công nhân đã hạn chế khu vực bằng các chóp nón để cảnh báo xe cộ và con người tránh xa khu vực đặt bình chứa khí nén.
Chúng ta học được gì?
- Sử dụng PPE thích hợp
- Không hút thuốc nơi đặt để và thao tác với bình khí nén.
- Chỉ mở van bằng tay
- Các bình khí nén có dán nhãn rõ ràng
- Tránh đặt để bình khí nén các khu vực giao thông qua lại
Đảm bảo chọn và sử dụng đúng BHLĐ cho công việc liên quan đến bình khí nén. Khi hàn phải mang găng tay để tránh nhiệt, dùng kính thích hợp để bảo vệ mắt khỏi ánh sáng hàn (tia tử ngoại).
Không hút thuốc gần khu vực bình khí nén, đặt biệt là khi mở van khí.
Chỉ dùng các bình có thể mở van bằng tay, không bao giờ mở van bằng dụng cụ kim loại, áp lực bình quá mức có thể làm vở van và rò rỉ khí gây cháy nổ hoặc ngộ độc.
Chỉ dùng những bình đã kiểm định và dán nhãn rõ ràng dù cho rằng bình không dán nhãn rõ ràng đang chứa loại khí mình cần dùng. Đánh dấu “Contents unknown” và trả về cho nhà cung cấp bình. Giữ các bình khí nén tránh xa khu vực qua lại nhiều, rất dễ gây tai nạn do va chạm.
Không hút thuốc gần khu vực bình khí nén, đặt biệt là khi mở van khí.
Chỉ dùng các bình có thể mở van bằng tay, không bao giờ mở van bằng dụng cụ kim loại, áp lực bình quá mức có thể làm vở van và rò rỉ khí gây cháy nổ hoặc ngộ độc.
Chỉ dùng những bình đã kiểm định và dán nhãn rõ ràng dù cho rằng bình không dán nhãn rõ ràng đang chứa loại khí mình cần dùng. Đánh dấu “Contents unknown” và trả về cho nhà cung cấp bình. Giữ các bình khí nén tránh xa khu vực qua lại nhiều, rất dễ gây tai nạn do va chạm.
4. Lưu giữ khí Acetylene:
Quan sát và nhận định đúng hay sai?
- Người công nhân vận chuyển bình từ kho chứa đến nơi làm việc.
- Bình khí nén có được giữ cẩn thận, đúng cách
- Có dấu hiệu cảnh báo nào trên bình không?
- Bình khí nén có đặt gần lối thoát hiểm (cửa exit)
- Vật liệu dễ cháy như dầu nhớt, giẻ lau có để gần bình khí acetylen không?
- Các bình có được chằng dây xích để tránh ngã đỗ?
- Các bình có dán nhãn rõ ràng?
- Van của bình có được bảo vệ thích hợp?
- Công nhân có sử dụng BHLĐ?
- Công nhân có mở van một cách an toàn?
- Điều gì xảy ra cho người công nhân này khi áp lực khí phụt ra khỏi cụm van?
- Mủi tên 1: Bình đặt ngay cạnh cửa thoát hiểm là không an toàn. Điều quan trọng là các vật liệu nguy hại, chất dễn cháy phải được dọn ra ra cửa thoát hiểm để người thoát được ra ngoài khi có sự cố cháy nổ. Bình có thể va chạm vì để gần khu vực qua lại nhiều, cửa thoát hiểm và bình chữa cháy bị che chắn.
- Mủi tên 2: Nguyên vật liệu dễ cháy phải đặt xa bình khí nén, kể cả thùng chứa dầu, pallette, giấy, cac - tông...
- Mủi tên 3: Dây xích để chằng bình quá thấp, bình có thể ngã đỗ, phải ít nhất là 2/3 chiều cao bình.
- Mủi tên 4: Công nhân đang mở van với cụm van hướng về phía người mở. Người công nhân nầy có thể mất bàn tay hoặc thương tật nghiêm trọng nếu như van bay ra khỏi cụm van. Người mở van phải đứng 1 bên và hướng van và cụm van ra khỏi cơ thể mình.
- Mủi tên 5: Công nhân nầy không mang kíh bảo hộ, anh ta có khả năng bị nguy hiểm cho mắt nếu khí bị rò rỉ hoặc đồng hồ áp bị bể và làm cháong mắt. Phải luôn đeo kính an toàn khi làm việc với khí nén.
- Khu vực bình acetylen được đặt cách xa cửa thoát hiểm và các thùng chứa dầu.
- Các cảnh báo nguy hiểm được yết phía trên nơi để bình.
- Dây xích cố định bình ở 2/3 chiếu cao bình.
- Công nhân có mang kính bảo hộ.
- Anh ta đứng lệch một bên van và đảm bảo hướng mở van ra khỏi cơ thể để đề phòng các bất trắc có thể xảy ra.
Chúng ta học được gì?
- Để bình khí nén cách xa lối thoát hiểm
- Để bình khí nén xa các nguồn gây cháy, nổ.
- Chắng dây xích cố định bình 2/3 chiều cao bình.Luôn mở van sao cho van hướng ra khỏi người.
- Đeo kính bảo vệ mắt.
- Tránh ngã, đổ bình khí nén.
- Đậy van bình khí nén
- Lưu giữ bình khí nén cẩn thận.
- Vận chuyển bình khí nén an toàn
- Tuân thủ chỉ dẫn an toàn khi sử dụng bình khí nén
Hay quá anh ơi!
Trả lờiXóaCám ơn rât nhiều, rất bổ ích !
Trả lờiXóaRẤT HAY VÀ HỮU ÍCH. CAM ON BAN ĐÃ CHIA SẺ.
Trả lờiXóaRẤT HAY VÀ HỮU ÍCH. CAM ON BAN ĐÃ CHIA SẺ.
Trả lờiXóa