Thứ Hai, 14 tháng 1, 2013

Đề thi Cán bộ quản lý bảo hộ lao động chuyên nghiệp


Trên công trình xây dựng, nhóm công nhân tổ xây tô, lắp giàn giáo cao 1,5 mét ở gần mép ngoài sàn tầng lầu 5 để thực hiện tô trần. Tại sàn lầu có lan can bảo vệ cao 0,95mét và phía ngoài công trình được bao che bằng khung giàn giáo lắp cách tường ngoài công trình 1,3 mét. Sau khi tô xong phần trần nhà bên trong, công nhân đứng trên giàn giáo tiếp tục tô hồ theo cạnh đà bê tông mép ngoài công trình. Khi đang tô thì một công nhân bị ngã từ trên giàn giáo xuống đất chết. Theo anh (chị) nguyên nhân dẫn đến tai nạn lao động là gì? biện pháp phòng ngừa như thế nào?


Hãy thử xem bạn có phải là cán bộ quản lý bảo hộ lao động chuyên nghiệp 
Câu hỏi 1:
Là một cán bộ phụ trách công tác Bảo hộ lao động, trong quá trình kiểm tra an toàn lao động tại đơn vị phát hiện thấy máy tiện chưa được thực hiện nối đất bảo vệ, không có quy trình hướng dẫn sử dụng máy, đồng thời công nhân vận hành máy tiện dùng tay hãm mâm cặp lại khi mâm cặp quay ở tốc độ thấp để sớm lấy sản phẩm ra khỏi mâm cặp.
Anh, chị cho biết có sự vi phạm gì về an toàn lao động trong tình huống trên và giải thích?
           
Trả lời:
Theo qui định tại Điều 99 Bộ Luật Lao động “Trong trường hợp nơi làm việc, máy thiết bị có nguy cơ gây tai nạn lao động người sử dụng lao động phải thực hiện ngay những biện pháp khắc phục hoặc phải ra lệnh ngừng hoạt động tại nơi làm việc đối với máy, thiết bị đó cho tới khi nguy cơ được khắc phục”. (2 điểm)
Cụ thể:
+ Máy tiện không được nối đất bảo vệ có nhiều nguy cơ gây tai nạn điện. Vi phạm điều 1.5 TCVN 4756 –1989 “ Quy phạm nối đất nối không thiết bị điện” (1 điểm)
+ Không có quy trình hướng dẫn sử dụng máy vi phạm điều 13 Nghị định 06/ CP ngày 20/1/1995 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động. (1 điểm)
+ Công nhân vi phạm trong quá trình vận hành máy tiện, Theo quy định tại điều 2.6 TCVN 4744- 89 “ Quy phạm kỹ thuật an toàn trong các cơ sở cơ khí quy định: Cấm dùng tay để tỳ hãm các bộ phận của máy và các chi tiết gia công đang quay. (1 điểm)
  
Câu hỏi 2:
Khi kiểm tra an toàn lao động trên công trường xây dựng có máy ép cọc đang thi công. Khi ép xong một cọc, xe cẩu phải cẩu giá máy ép cọc sang vị trí cọc mới. Khi đó có 02 công nhân đứng dùng tay để điều chỉnh đế máy, phía sau lưng họ là các khối bê tông đối trọng.
Anh, chị cho biết có sự vi phạm gì về an toàn lao động trong tình huống trên và giải thích? Biện pháp khắc phục?

Đáp án: Vi phạm trong quá trình sử dụng thiết bị nâng. Điều 2.9 TCVN 5863-1995 quy định: trong quá trình sử dụng thiết bị nâng không cho phép người đứng giữa tải trọng (đế máy đang được xe cẩu nâng lên) và chướng ngại vật là khối bê tông đối trọng. Còn khi tải trọng đã hạ xuống thấp, cách đất 0,5 m thì công nhân có thể đến gần để điều chỉnh tải. (2,5 điểm)
Biện pháp khắc phục:
+ Nhắc nhỡ công nhân thực hiện đúng các quy định về an toàn lao động trong quá trình sử dụng thiết bị nâng. Báo cáo người có trách nhiệm ban hành nội quy an toàn lao động, tổ chức huấn luyện kỹ thuật vận hành sử dụng thiết bị nâng cho người lao động theo đúng quy định tại Thông tư số 08 và 23 của Bộ Lao động. (2,5 điểm)

Câu hỏi 3:
Trong lúc làm việc một công nhân sử dụng máy mài cầm tay dùng đĩa mài có kích cỡ lớn hơn cỡ đĩa theo thiết kế của máy.
Anh, chị cho biết trường hợp này vi phạm quy định an toàn gì? Giải thích?

Đáp án:
-Vi phạm quy định an toàn trong sử dụng máy mài cầm tay. (2 điểm)
            -Quy phạm an toàn máy mài cầm tay quy định: Máy mài phải có hộp bao che đá để bảo đảm an toàn cho người khi có sự cố bể đá. (1,5 điểm)
-Máy mài cầm tay được thiết kế sử dụng các loại đĩa mài, hoặc đĩa cắt có kích thước nhất định phù hợp với công suất máy cũng như cơ cấu bảo vệ. Việc sử dụng đĩa mài lớn hơn kích thước tiêu chuẩn sẽ không thể lắp được hộp bao che đá. (1,5 điểm)

Câu hỏi 4:
Khi đang làm việc, một công nhân vận hành máy khoan, một tay đeo găng cầm giữ vật khoan, một tay kéo cần khoan để khoan.
Anh, chị nhận xét công nhân này vi phạm quy định an toàn như thế nào? Giải thích?

Đáp án:
+ Công nhân dùng phương tiện bảo vệ cá nhân là găng tay trong trường hợp vận hành máy khoan là sai. (2 điểm)
+ Công nhân dùng tay để giữ vật khoan là sai quy định an toàn (1,5 điểm)
            + Quy phạm kỹ thuật an toàn máy khoan quy định cấm dùng găng tay khi khoan, chỉ có thể dùng găng khi lắp ráp các chi tiết trên bàn kẹp máy khoan. Các chi tiết khoan phải được kẹp chặt bằng bàn kẹp (êtô). Cấm dùng tay để giữ vật khoan. (1,5 điểm)

Câu hỏi 5:
Là cán bộ phụ trách bảo hộ lao động đơn vị. Trong quá trình kiểm tra an toàn lao động phát hiện thấy một công nhân dùng máy bơm hơi nén khí có áp suất cao vào thùng phuy để đẩy dầu nhớt trong thùng phuy ra một cách nhanh chóng thay vì phải sử dụng dụng cụ chuyên dùng là bơm lắc tay.
Anh, chị có ý kiến như thế nào trong trường hợp này? Giải thích?

Đáp án:
-Đề nghị công nhân ngừng việc sử dụng máy nén khí để bơm dầu nhớt trong phuy và báo cáo người có trách nhiệm. (2,5 điểm)
            Giải thích: các thùng phuy được chế tạo là dùng  để chứa dầu nhớt thường không có áp suất, không phải là một thiết bị chịu áp lực, do đó khi bơm khí nén có áp suất cao vào trong thùng phuy có thể phá hủy thùng phuy và gây sự cố sản xuất, gây tai nạn lao động. (2,5 điểm)

Câu hỏi 6:
Trong quá trình kiểm tra ATLĐ trên công trường xây dựng phát hiện công nhân sử dụng mỏ hàn điện để hàn liên kết các vỏ thùng phuy rỗng chứa nguyên liệu sản xuất sơn (loại 200 lít) được đậy kín vào kết cấu xây dựng.
Anh, chị có ý kiến như thế nào  trong trường hợp này? Giải thích?

Đáp án:
-Đề nghị cho ngừng công việc. (2 điểm)
            -Giải thích: Vỏ thùng phuy chứa nguyên liệu sản xuất sơn là loại nguyên liệu dễ cháy lại đậy kín nên khi công nhân hàn điện thực hiện công việc hàn thùng phuy đậy kín, không được làm sạch, có thể sẽ gây ra cháy - nổ thùng phuy gây tai nạn lao động. (1,5 điểm)
-TCVN 4744-89 “Quy phạm kỹ thuật an toàn trong các cơ sở cơ khí” quy định: Trước khi hàn các thùng đã chứa chất dễ cháy, phải tiến hành rửa sạch bằng dung dịch 5-10% xút ăn da; sau đó bằng nước nóng và sấy khô. (1,5 điểm)

Câu 7:
Trong quá trình kiểm tra an toàn lao động tại cơ sở cơ khí phát hiện rất nhiều bộ phận che chắn cơ cấu truyền động của thiết bị sản xuất bị tháo bỏ.
Anh, chị có ý kiến như thế nào trong trường này? Giải thích?
             
Đáp án:
-Đề nghị cho tiến hành khắc phục các tồn tại trước khi sử dụng thiết bị. (2 điểm)
Giải thích:       
+ Theo qui định tại điều 99 Bộ luật lao động “Trong trường hợp nơi làm việc, máy thiết bị có nguy cơ gây tai nạn lao động, người sử dụng lao động phải thực hiện ngay những biệc pháp khắc phục hoặc phải ra lệnh ngừng hoạt động tại nơi làm việc đó cho tới khi nguy cơ được khắc phục”. (1 điểm)
+ Theo TCVN 4744-89 “Quy phạm kỹ thuật an toàn trong các cơ sở cơ khí” quy định các bộ phận chuyển động của thiết bị sản xuất phải được bao che an toàn, vững chắc, thuận tiện khi sử dụng và tháo lắp. (1 điểm)
            Nếu các bộ phận chuyển động của thiết bị sản xuất vì một lý do nào đó không thể bao che được thì phải thực hiện các biện pháp khác ngăn ngừa không cho người vào vùng nguy hiểm của các bộ phận đó. (1 điểm)

Câu 8:
Tại công trường xây dựng trong lúc chờ công nhân bốc xếp vật tư lên xe, lái xe lấy dung dịch axít đựng trong chai nước suối châm vào bình ắc quy của xe, sau khi châm xong phần dung dịch axít còn dư lại lái xe bỏ vào trong cốp xe và đi ra ngoài.
Anh, chị có ý kiến gì trong trường hợp trên? Giải thích?

Đáp án:
-Đề nghị lái xe sau khi châm nước bình xong, phần axít còn dư phải chứa trong bao bì thích hợp, có biện pháp quản lý chặt chẽ, có biện pháp cảnh báo ngăn ngừa người khác nhầm lẫn.(2,5 điểm)
-Vì theo TCVN 5507-1991 Tiêu chuẩn Việt Nam “ Hoá chất nguy hiểm – Qui phạm an toàn trong sản xuất sử dụng, bảo quản và vận chuyển” quy định: Các bình chứa, chai lọ đựng hoá chất phải kín, phải dán nhản hiệu, ký hiệu theo quy định. (2,5 điểm)
  
Câu 9:
Tại cơ sở sản xuất hoá chất dễ cháy nổ, công nhân sử dụng máy lau nhà chạy bằng điện có công tắc ly tâm để làm vệ sinh nền nhà kho chứa hóa chất.
Anh, chị có ý kiến như thế nào trong trường hợp này? Giải thích?
           
Đáp án:
Đề nghị công nhân không được sử dụng máy lau nhà có công tắc để làm vệ sinh trong nhà kho chứa hóa chất, và báo cáo người có trách  nhiệm. (2,5 điểm)
Giải thích: theo TCVN 5507-1991 Tiêu chuẩn Việt Nam “ Hoá chất nguy hiểm – Qui phạm an toàn trong sản xuất sử dụng, bảo quản và vận chuyển” quy định: Tất cả các dụng cụ điện, thiết bị điện sử dụng trong các cơ sở sản xuất, sử dụng hoá chất dễ cháy nổ đều phải là loại phòng chống cháy nổ. Trong trường hợp này, máy lau nhà làm vệ sinh có công tắc điện khi sử dụng sẽ làm phát sinh tia lữa điện có thể gây cháy nổ. (2,5 điểm)

Câu 10:
Là cán bộ bảo hộ lao động của đơn vị, khi kiểm tra an toàn lao động trên công trường xây dựng phát hiện dây dẫn điện được rải trên nền công trình để phục vụ cho việc câu mắc điện.
Anh, chị sẽ xử lý như thế nào? Giải thích?
           
Đáp án
Báo cáo người có trách nhiệm biết và đề nghị tạm ngừng công việc để thực hiện các biện pháp khắc phục (2 điểm)
            Giải thích: Theo qui định tại Điều 99 Bộ Luật Lao động “Trong trường hợp nơi làm việc có nguy cơ gây tai nạn lao động, người sử dụng lao động phải thực hiện ngay những biện pháp khắc phục hoặc phải ra lệnh ngừng hoạt động tại nơi làm việc đó cho tới khi nguy cơ được khắc phục”. (1,5 điểm)
            Việc rải dây điện trên nền công trình không có biện pháp bảo vệ chống dập cáp là vi phạm quy phạm an toàn điện được quy định tại điều 2.13 TCVN 4086 – 1995 “ An toàn điện trong xây dựng” (1,5 điểm)

Câu 11:
Trong quá trình khoan bê tông bằng máy khoan điện cầm tay máy khoan bị lỏng mũi khoan, công nhân sử dụng hai tay xoay đầu búp máy khoan để hiệu chỉnh máy khoan .
Anh, chị có ý như thế nào trong trường hợp trên? Giải thích?
           
Đáp án:
Đề nghị công nhân rút phích cắm điện máy khoan rồi mới tiến hành sửa chữa máy khoan. (3 điểm)
            -Giải thích: Theo TCVN 4163: 1985 Máy điện cầm tay quy định: phải rút phích cắm để cắt máy khỏi nguồn khi:
+ Thay đổi dụng cụ làm việc trực tiếp, hiệu chỉnh máy, lắp đặt vòi, ống. (0,5 điểm)
+ Di chuyển máy từ nơi này qua nơi khác. (0,5 điểm)
+ Ngừng việc. (0,5 điểm)
+ Kết thúc công việc hoặc ca. (0,5 điểm)

Câu 12:
Tại cơ sở sản xuất cơ khí, một công nhân hàn điện chui xuống khoang hầm xà lan để hàn trong điều kiện không có các phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp.
Anh, chị có ý kiến như thế nào trong trường hợp trên? Giải thích?
                       
Đáp án:
Đề nghị người công nhân ngừng công việc và báo cáo cho người có trách nhiệm để tổ chức thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn hàn điện trong hầm kín (2,5 điểm)
            Giải thích: theo Tiêu chuẩn Việt Nam: TCVN 3146:1986  công việc hàn điện yêu cầu chung về an toàn quy định: Khi hàn bên trong các hầm, thùng, khoang, bể kín, phải có người nắm vững kỹ thuật an toàn đứng ngoài quan sát. Người vào hàn phải đeo dây an toàn, và dây an toàn được nối với dây dẫn tới chỗ người quan sát. Người hàn điện phải trang bị các phương tiện bảo vệ cá nhân cách điện. Khoang hầm xà lan phải được thông gió hút hơi khí độc và cấp không khí sạch. (2,5 điểm)

Câu hỏi 13:
Trên công trình xây dựng, công nhân A đứng làm việc trên giàn giáo (trên cao). Trong lúc đang làm việc, công nhân A (thèm thuốc lá) liền cúi xuống dưới và nhờ công nhân B chuyển giùm thuốc lá. Công nhân B chuyển thuốc lá cho công nhân A bằng cách đứng dưới tung ném thuốc lá lên cho công nhân.
            Anh chị cho biết có sự vi phạm gì? Giải thích?


            Đáp án:
+ Trong lúc đang làm việc trên cao (đứng trên giàn giáo) công nhân A hút thuốc là sai. (1,5 điểm)
            + Công nhân B chuyển thuốc lá cho công nhân A bằng cách tung ném là sai vì như vậy công nhân A có thể bị té ra ngoài gây tai nạn. (1,5 điểm)
Giải thích: Theo tiêu chuẩn Việt Nam “ Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng” TCVN 5308-91 quy định:
            + Công nhân khi làm việc trên cao và dưới hầm sâu hoặc nơi dễ bị nguy hiểm cấm uống rượu, bia và hút thuốc. (1 điểm)
            + Cấm tung ném trên công trường xây dựng. (1 điểm)

 Câu hỏi 14:
Là cán bộ Bảo hộ lao động của đơn vị, trong qúa trình kiểm tra an toàn lao động phát hiện thấy công nhân chuẩn bị làm vệ sinh bên trong các bồn chứa hoá chất độc bằng cách: Mỡ nắp bồn, bơm nước vào đầy bồn sau đó xã hết nước và dung dịch trong bồn chứa ra ngoài rồi đứng ngoài chờ khoảng 30 phút, sau đó sử dụng đèn chiếu sáng có điện áp 12 (V) và vào bên trong bồn chứa để làm vệ sinh.
Anh, chị có ý kiến như thế nào? Giải thích?

Đáp án:
-Đề nghị các công nhân tạm ngừng công việc, và báo cáo người có trách nhiệm tiến hành các bước kiểm tra nồng độ khí trong bồn chứa, trước khi công nhân vào bên trong bồn làm vệ sinh, kiểm tra công nhân phải được trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân thích hợp. (2 điểm)
+ Theo Tiêu chuẩn Việt Nam “ Hoá chất nguy hiểm – quy phạm an toàn trong sản xuất, sử dụng bảo quản và vận chuyển” TCVN 5507-1991 quy định:  Trước khi đưa người vào làm việc ở những nơi kín có hoá chất độc phải phân tích mẫu không khí bên trong hoặc dùng động vật để thử nghiệm. Phải tẩy rửa hoặc có biện pháp hút và thải hơi khí độc ra ngoài đảm bảo nồng độ chất độc còn lại nhỏ hơn nồng độ giới hạn cho phép. (1,5 điểm)
            + Nơi làm việc là bên trong bồn chứa hoá chất có nhiều nguy cơ gây tai nạn lao động. Theo qui định tại điều 99 Bộ luật lao động “Trong trường hợp nơi làm việc có nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, người sử dụng lao động phải thực hiện ngay những biện pháp khắc phục hoặc phải ra lệnh ngừng hoạt động tại nơi làm việc đó cho tới khi nguy cơ được khắc phục”. (1,5 điểm)

Câu 15:
Để thực hiện công việc hàn buồng kín người phụ trách tiến hành các bước chuân bị như sau:
- Thực hiện chiếu sáng bên trong bằng đèn di động có điện áp 12 (V)
- Tiến hành các bước thử kiểm tra nồng độ không khí bên trong buồng kín.
- Sau khi kiểm tra thấy nồng độ không khí trong buồng kín đạt yêu cầu người phụ trách phân công 02 công nhân hàn điện A và B (được trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp) thay nhau vào bên trong buồng kín để hàn và bố trí: khi công nhân A vào bên trong hàn, thì công nhân B đứng ngoài trong chừng, và cứ  sau 15 phút hai công nhân A và B thay đổi cho nhau thực hiện công việc hàn.
Anh, chị có ý kiến như thế nào trong trường hợp trên? Giải thích?
           
Đáp án:
+ Người phụ trách thực hiện kiểm tra nồng độ không khí bên trong buồng kín khi công nhân chưa tiến hành công việc hàn nên kết quả kiểm tra không phản ánh đúng thực tế khi hàn.(2,5 điểm)
            + Trong quá trình hàn sẽ sinh ra loại khí độc có hại cho sức khỏe người công nhân. Theo Tiêu chuẩn Việt nam TCVN 3146:1986 “ Công việc hàn điện yêu cầu chung về an toàn” quy định: Khi hàn trong các buồng kín phải thực hiện thông gió cục bộ ở chỗ tiến hành hàn. Không khí hút phải thải ra ngoài vùng không khí cấp. (2,5 điểm)
           
Câu 16:
Một cơ sở sản xuất có sử dụng thiết bị nồi hấp tự chế không có hồ sơ kỹ thuật để hấp nguyên vật liệu. Khi nồi hấp đang hoạt động thì bị xì hơi qua nắp nồi, thấy vậy công nhân vận hành tiến hành xiết bu lông nắp nồi hấp và gây ra sự cố nổ nồi hấp.
Anh, chị cho biết nguyên nhân trực tiếp gây ra tai nạn lao động nói trên?

 

Đáp án:

Công nhân vận hành thiết bị sai quy trình xử lý sự cố khi nắp nồi hấp bị xì. (2,5 điểm)

Giải thích: trong trường hợp nói trên nguyên nhân trực tiếp gây ra sự cố nổ nồi hấp là do công nhân vận hành xử lý sự cố rò rỉ hơi nồi hấp sai quy trình kỹ thuật: không xã nhanh hơi trong nồi, tiến hành xiết bu lông nắp nồi khi đang có áp suất, vi phạm TCVN trong vận hành sử dụng nồi hấp. (2,5 điểm)
Câu 17:
Một công nhân làm vệ sinh trên trần nhà kho, trong quá trình di chuyển đi lại để làm vệ sinh, công nhân bước lên thanh đà gỗ 5 x 10 (cm) được liên kết với thanh đà gỗ khác bằng mối đóng đinh và bị té rơi xuống nền nhà xưởng gây tai nạn.
Anh, chị cho biết nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn lao động nói trên?

Đáp án:
Nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn là do không có biện pháp an toàn cho công nhân khi làm việc trên trần nhà. (2,5 điểm)
Không thực hiện các biện pháp như lót ván cho công nhân đi lại làm việc trên trần nhà. Vi phạm điều 18-6 TCVN 5308 –91 “Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng” (2,5 điểm)
  
Câu 18:
 Một công nhân sử dụng máy mài điện cầm tay để làm vệ sinh bề mặt chi tiết thiết bị. Trong quá trình sử dụng bị điện giật do máy điện  cầm tay  bị rò điện, điện trở cách điện giữa cuộn dây và vỏ máy là 0 (W) .
Anh (chị) hãy trình bày biện pháp làm việc an toàn trong tình huống làm việc trên? Giải thích?

Đáp án:
Biện pháp làm việc an toàn là:
+ Nguồn điện cấp cho Máy mài điện cầm tay phải được lắp thiết bị cắt điện bảo vệ dòng rò hoặc maý mài phải nối không (1,5 điểm)
+ Công nhân phải được trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân và phải có biện pháp kiểm tra an toàn máy điện cầm tay trước khi đưa vào sử dụng (1,5 điểm)
Giải thích: Máy mài điện cầm tay không đảm bảo an toàn, kết quả đo điện trở cách điện giữa cuộn dây và vỏ máy là 0 (W) chứng tỏ máy bị rò điện ra thân máy, máy không được thực hiện nối không bảo vệ. Vi phạm TCVN 4756 –1989 “ Quy phạm nối đất và nối không các thiết bị điện” (2 điểm)

Câu 19:
Một công nhân thợ hồ cắm điện máy bơm nước để cung cấp nước trộn vữa bê tông bằng cách cắm hai đầu dây điện của máy bơm vào phía dưới dây chì cầu dao
Theo anh, chị trong tình huống này đã có sai sót gì và xử lý khắc phục ra sao?

Đáp án:
Sai sót: Thợ hồ không được tùy tiện câu mắc điện. Trên công trình phải bố trí người có trình độ chuyên môn kỹ thuật để thực hiện việc câu mắc điện phục vụ công trường. (2 điểm)
            Khắc phục:
+ Phải có thợ điện phục vụ công việc câu mắc điện trên công trường. (1 điểm)
+ Có nội quy an toàn sử dụng điện. Nghiêm cấm người không có trách nhiệm tự ý câu mắc điện. (1 điểm)
+ Phải lắp đặt các thiết bị đóng cắt (công tắc, cầu dao) riêng cho từng thiết bị điện bảo đảm sử dụng thuận lợi, an toàn cho các công nhân. (1 điểm)

 Câu 20:
Trong quá trình điều khiển lùi xe nâng hàng chuyển hàng từ trong nhà xưởng ra kho, lái xe nâng vô ý để xẩy ra tai nạn cho một công nhân đang đứng phía sau xe.
Theo anh (chị) biện pháp tổ chức an toàn lao động trong trường hợp này phải như thế nào?

Đáp án:
Biện pháp tổ chức an toàn công việc xếp dỡ bằng xe nâng trong xưởng:
+ Mặt bằng trong xưởng để xếp dỡ bằng xe nâng phải đủ rộng cho xe nâng hoạt động, phải bằng phẳng và đủ ánh sáng. Lối đi lại cần có rào chắn hoặc treo biển báo, nếu cần thì bố trí người canh gác. (2 điểm)
+ Công nhân lái xe nâng phải được đào tạo, có bằng hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp, phải tuân thủ các quy định về an toàn như: Kiểm tra xe đủ tiêu chuẩn an toàn trước khi cho xe hoạt động; tuân thủ đúng quy định về tốc độ, lối đi lại trong xưởng, sử dụng xe đúng chức năng thiết kế, nâng hàng đúng quy định kỹ thuật; không chở người trên xe nâng hàng; phát tín hiệu báo động trước khi cho xe hoạt động di chuyển và bảo đảm quan sát tốt khu vực làm việc của xe. (2 điểm)
+ Tổ chức tốt công tác tín hiệu, dẫn đường khi xe nâng hàng cồng kềnh, khu vực làm việc hạn chế tầm quan sát của lái xe. (1 điểm)
Câu 21:
Tại công trường xây dựng, khi cần di chuyển vật liệu xây dựng bằng tời điện công nhân lượm một sợi dây dù có sẵn tại công trường để buộc vật liệu và móc vào tời để vận chuyển thì dây dù bị đứt làm rơi vật liệu xuống đất trúng vào đầu một công nhân đang làm việc bên dưới gây tai nạn.
Theo anh chị trong trường hợp này, công trường đã có những vi phạm quy tắc an toàn gì và phải khắc phục ra sao?

Đáp án:
Các vi phạm: (2 điểm)
-Tuỳ tiện sử dụng dây buộc làm cáp tời, không kiểm tra chất lượng của dây.
-Không xác định đúng tải trọng của vật cần nâng khi sử dụng tời điện.
-Không có biện pháp rào chắn khu vực máy tời, để người làm việc trong khu vực nguy hiểm của máy tời.
Biện pháp an toàn:
-Thực hiện đúng quy định về an toàn thiết bị nâng trong xây dựng: Tời nâng phải được kiểm tra, kiểm định KTAT theo các tiêu chuẩn KTAT hiện hành. Nghiêm cấm sử dụng tuỳ tiện dây, móc, sọt, quang gánh vv.. chưa được kiểm tra thử tải để cẩu hàng. (1 điểm)
Thực hiện rào chắn và đặt biển báo tại khu vực máy tời hoạt động. Nghiêm cấm công nhân không có trách nhiệm đi vào vùng nguy hiểm của máy tời. (1 điểm)
Cử người đã qua huấn luyện, hướng dẫn quy trình an toàn vận hành máy tời để sử dụng máy. Thực hiện cảnh giới, giám sát ngăn ngừa người qua lại khu vực máy tời đang làm việc. (1 điểm)


Câu 22:
Trong quá trình thi công đào đường hào lắp đặt đường ống cấp nước ở nơi ẩm ướt. Xí nghiệp A sử dụng xe đào đất chuyên dùng để đào. Sau khi đào xong nhóm công nhân xuống đường hào tiến hành lắp đặp ống nước thì bị đất sạt lỡ đè chết 01 công nhân. Tại hiện trường phát hiện thấy đường hào được đào bằng máy có bề rộng 1,0(m) sâu 2,0(m) hai bên đường hào được đóng gia cố bằng một số cây cừ tràm.
Anh, chị hãy phân tích nguyên nhân gây tai nạn và đưa ra biện pháp khắc phục?

Đáp án:
Nguyên nhân tai nạn: Hào sâu trên 1 (m), nền đất ẩm ướt mà chỉ chống vách bằng cách đóng một số cừ tràm là không đúng kỹ thuật. (2 điểm)
            Biện pháp khắc phục:
+ Thi công đào hào bằng máy đào đất (vách phẳng) có độ sâu trên 1 (m) nơi đất ẩm ướt dễ bị sụt lỡ không đảm an toàn, phải thực hiện biện pháp chống vách đề phòng sạt lỡ đất. Vách chống phải có chiều dày ít nhất 0.5 cm, rộng từ 20 – 25 cm, cột chống vách phải đặt cách nhau từ 1.5 – 2.0 m và có các cây chống ngang để giử cột chống, khoảng cách các cây chống ngang không lớn hơn 01 m. (3 điểm)

Câu 23:
Khi kiểm tra an toàn lao động tại mỏ khai thác đá nhận thấy nhóm công nhân vi phạm quy trình khai thác cụ thể là: Trong qúa trình khai thác không cắt tầng, lấy đá theo hố giếng sâu, lãnh đạo công ty đã đình chỉ việc khai thác. Sang ngày hôm sau nhóm công lại tiếp tục khai thác theo cách như trước mà không được sự đồng ý của lãnh đạo.
Theo anh, chị phải xử lý tình huống trên như thế nào? giải thích?

Đáp án:
Lập biên bản đình chỉ công việc thi công, báo cho người có trách nhiệm không để công nhân thi công. (1,5 điểm)
Báo cáo lãnh đạo để có chỉ đạo xử lý. (1,5 điểm)
Giải thích: Các công nhân trong qúa trình khai thác đã vi phạm các quy định trong khai thác mỏ. Cụ thể không cắt tầng, lấy đá theo hố giếng sâu làm cho các hố không có chân dễ bị sạt lỡ gây tai nạn lao động (2 điểm)

Câu 24:

Cơ sở sản xuất bao bì có sử dụng một nồi hơi đốt dầu có công suất là 1 tấn hơi/h, áp suất làm việc 7 Kg/cm2. Do giá dầu tăng cao doanh nghiệp muốn giảm giá thành sản phẩm nên tự cải tạo lại buồng đốt chuyển qua đốt củi. 

Theo anh, chị việc thực hiện chuyển đổi nhiên liệu đốt của doanh nghiệp như trên là đúng hay sai? Giải thích?


Đáp án:
Doanh nghiệp tự ý chuyển đổi nồi hơi từ đốt dầu sang đốt củi là sai quy định quản lý đối với thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. (2 điểm)
Khi muốn cải tạo lại buồng đốt để thay đổi lại nhiên liệu đốt doanh nghiệp cần phải:
+ Xin thỏa thuận của nhà sản xuất chế tạo nồi hơi về nội dung cải tạo làm thay đổi kết cấu nồi hoặc phải được cơ quan đăng ký, kiểm định chấp thuận việc cải tạo. ( điểm)
+ Hợp đồng với doanh nghiệp có tư cách pháp nhân đủ năng lực sửa chữa nồi hơi để thực hiện công việc cải tạo theo đúng các tiêu chuẫn KTAT hiện hành. ( điểm)
+ Đăng ký và kiểm định KTAT lại nồi hơi với cơ quan có thẩm quyền. (1 điểm)
  
Câu 25:
Công nhân cơ sở sản xuất cơ khí bị dập 01 bàn tay khi vận hành máy dập khuôn sản phẩm, qua điều tra rút ra những kết qủa như sau:
+ Trong qúa trình làm việc người công nhân này không sử dụng găng tay bảo vệ
+ Người công nhân này chưa được huấn luyện về an toàn lao động
+ Máy dập khuôn sản phẩm đã bị vô hiệu hóa công tắc vận hành nút bấm hai tay theo thiết kế ban đầu của nhà chế tạo.
Anh, chị hãy phân tích các nguyên nhân chính gây tai nạn và giải thích?

Đáp án
Nguyên nhân:
+ Công nhân không được huấn luyện về an toàn lao động, không biết đề phòng các tai nạn lao động trong qúa trình làm việc. (1 điểm)
+ Công tắc vận hành nút bấm hai tay theo thiết kế ban đầu của nhà chế tạo đã bị vô hiệu hóa(1 điểm)
Giải thích:
+Theo thiết kế của nhà chế tạo để vận hành máy người công nhân phải sử dụng hai tay để thao tác công tắc vận hành máy. Công tắc vận hành nút bấm hai tay có tác dụng khi vận hành máy người công nhân sẽ không thực hiện được những thao  tác thừa. Chính vì máy đã bị vô hiệu hóa công tắc vận hành nút bấm hai tay nên trong qúa trình làm việc người công nhân sẽ có các thao  tác thừa (như đưa tay vào khuôn dập) mà dẫn đến bị tai nạn trong quá trình làm việc. (2 điểm)
Công nhân phải được huấn luyện và biết rõ ý nghĩa của việc thao tác đồng thời 2 công tắc vận hành máy. Từ đó sẽ có ý kiến với người có trách nhiệm để sửa chữa lại công tắc vận hành máy bảo đảm an toàn đúng quy định. (1 điểm)

 Câu 26:

Một công nhân bị tai nạn lao động chết ngạt trong hầm kín. Qua điều tra thu được các kết qủa như sau:

+ Hầm kín có nồng độ khí độc vượt qúa mức quy định
+  Công nhân khi xuống làm việc dưới hầm không có hệ thống thông gío đi kèm
+ Khi xuống làm việc công nhân không đeo mặt nạ và bình thở ôxy, không được trang bị các phương tiện phòng hộ cá nhân khác.
+ Cơ sở chưa tổ chứa huấn luyện an toàn lao động cho công nhân, chưa tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người công nhân này.
Anh, chị hãy phân tích các nguyên nhân chính gây tai nạn trên, giải thích?

Đáp án:

Nguyên nhân

+Doanh nghiệp không có biện pháp an toàn làm việc trong hầm kín, không tổ chức tốt công tác cảnh giới và cứu hộ khi bố trí công nhân làm việc trong hầm kín. (2,5 điểm)
Giải thích:
+Hầm kín là nơi dễ tích tụ nhiều loại hơi khí độc, cháy nổ, điều kiện thông gió tự nhiên không có nên rất nguy hiểm khi bố trí người vào làm việc và làm việc lâu trong hầm. Do vậy doanh nghiệp phải thực hiện những biện pháp bảo đảm an toàn cho công nhân khi làm việc trong hầm kín. (2,5 điểm)

Câu 27:
03 công nhân di chuyển một bánh đà thiết bị có đường kính 1.4 (m) trọng lượng khoảng 700 kg bằng cách lăn bánh đà theo đường kính từ ngoài vào trong nhà xưởng. Trong quá trình di chuyển, công nhân bị vấp vào chướng ngại vật trên đường di chuyển bị ngã, bánh đà mất thăng bằng ngả đổ đè chết một công nhân.
            Anh chị hãy đề xuất biện pháp an toàn trong tình huống này?

Đáp án:
            Biện pháp :
          + Xây dựng biện pháp an toàn lao động trong quá trình di dời máy móc thiết bị, vận chuyển các vật nặng theo tải trọng cho phép theo đúng quy định khi vận chuyển vật nặng bằng thủ công. (2 điểm)
          + Kiểm tra đường di chuyển trước khi di dời thực hiện cải tạo các chướng ngại vật trên đường di chuyển. (1,5 điểm)
          + Phải bố trí người dẫn đường trong quá trình di chuyển. (1,5 điểm)
Câu 28:
Công nhân A cầm kìm hàn di chuyển sang vị trí mới để làm việc thì dây dẫn điện kìm hàn bị vướng vào vật cản làm rơi mỏ hàn xuống. Công nhân A chụp mỏ hàn bị điện giật chết. Qua kết quả khám nghiệm hiện trường nhận thấy:
+ Kìm hàn bị vỡ phần bảo vệ phía đầu kìm.
            + Công nhân không được trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân khi hàn điện.
            + Máy hàn điện có điện áp đầu ra kìm hàn là 80 (V).
Anh chị hãy phân tích nguyên nhân gây ra tai nạn lao động nói trên? Giải thích?

Đáp án:
Nguyên nhân gây tai nạn lao động:
+ Công nhân không cắt điện cắt máy hàn khi ngừng công việc hàn, di chuyển kìm hàn vô ý bị điện giật. Vi phạm điều 2.11; 2.13 TCVN 3146- 86 “ Công việc hàn điện – Yêu cầu chung về an toàn”. (1,5 điểm)
+ Công nhân hàn điện không được trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân theo đúng quy định. (1,5 điểm)
Giải thích:
            + Theo quy định TCVN TCVN 3146- 86 “ Công việc hàn điện– Yêu cầu chung về an toàn” quy định: Khi ngừng công việc hàn phải cắt máy hàn ra khỏi lưới điện. (1 điểm)
+ Công nhân hàn điện không được trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân chống điện giật; Vi phạm TCVN 3146 : 1986 “Công việc hàn điện – Yêu cầu chung về an toàn” ; Vi phạm Thông tư số 08/LĐTBXH-TT ngày 11/4/1995 và Thông tư số 23/LĐTBXH-TT ngày 19/9/1995 của Bộ Lao động – TBXH hướng dẫn về công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động. (1 điểm)

Câu 29: Cơ sở sản xuất Mạch nha sử dụng 01 Nồi thủy phân tinh bột do  Chủ Cơ sở thuê tư nhân chế tạo, không qua kiểm định kỹ thuật an toàn, trên thân nồi thủy phân không có van an toàn, chỉ sử dụng các van tay gạt (loại van chặn) để đóng mở đường dẫn hơi từ nồi hơi đến. Do thiết bị tự chế không có van an toàn, hơi không tự xả được  đã gây nổ nồi thủy phân tinh bột, gây tai nạn lao động.
            Anh (chị) hãy phân tích các nguyên nhân gây ra tai nạn và biện pháp khắc phục.
             
              Đáp án:
              Nguyên nhân gây ra tai nạn lao động:
              + Thiết bị nồi thủy phân tinh bột của cơ sở không an toàn: nồi thủy phân là thiết bị chịu áp lực, đối tượng thuộc phạm vi áp dụng tiêu chuẩn TCVN 6153-6156:1996. Cơ sở Mạch nha tự chế tạo không thỏa mãn tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn thiết bị chịu áp lực, vi phạm các điều 4.1, 4.2,  TCVN 6153:1996 Bình chịu áp lực-Yêu cầu kĩ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo; (1,5 điểm)
+ Thiết bị nồi nấu không được kiểm định kỹ thuật an toàn, không đăng ký xin phép sử dụng với cơ quan chức năng. Vi phạm điều 4.4 TCVN 6153:1996, vi phạm Thông tư 22/TT-BLĐTBXH ngày 08/11/1996 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Thông tư 23/2003/TT-BLĐTBXH ngày 03/11/2003 quy định, hướng dẫn thủ tục đăng ký và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động. (1,5 điểm)
Biện pháp khắc phục:
+ Thiết lập Quy trình vận hành các thiết bị chịu áp lực, Quy trình sản xuất. (0,5 điểm)
+ Công nhân phải được huấn luyện kỹ thuật an toàn, và cấp chứng chỉ vận hành nồi hơi và thiết bị áp lực. (0,5 điểm)
+ Việc chế tạo thiết bị chịu áp lực phải thỏa mãn tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn thiết bị chịu áp lực TCVN 6153:1996 Bình chịu áp lực-Yêu cầu kĩ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo;(0,5 điểm)
+ Thiết bị nồi nấu phải được kiểm định kỹ thuật an toàn, thực hiện đăng ký sử dụng với cơ quan chức năng theoThông tư 23/2003/TT-BLĐTBXH ngày 03/11/2003 quy định, hướng dẫn thủ tục đăng ký và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động. (0,5 điểm)
Câu 30: Tại Cơ sở Dệt X  việc vận hành máy mắc sợi gồm 1 thợ chính và 1 phụ việc. Máy mắc sợi có cơ cấu bảo hiểm. Do bị vướng nên thợ chính tháo bỏ cơ cấu bảo hiểm. Chủ cơ sở không phát hiện cơ cấu bảo hiểm đã bị tháo. Trong lúc vận hành do có việc đột xuất nên người thợ phụ xin về trước. Người thợ chính tự vận hành máy một mình. Đến 20 giờ có 1 công nhân đi ngang thấy máy mắc sợi chạy mà không thấy người vận hành nên đến gần và định tắt máy thì thấy người thợ chính bị cuốn vào trong trục máy.
Anh (chị) hãy nêu các nguyên nhân gây ra tai nạn và biện pháp khắc phục
           
Biện pháp:
Nguyên nhân gây ra tai nạn lao động:
            + Công nhân tự ý tháo cơ cấu bảo hiểm, vi phạm nội quy cơ sở; vận hành máy một mình, vi phạm quy trình vận hành máy mắc sợi. (1,5 điểm)
+ Chủ cơ sở thiếu kiểm tra an toàn, không phân công người có trách nhiệm theo sát các ca sản xuất, không phát hiện được công nhân tự ý tháo bỏ cơ cấu bảo hiểm của máy mắc sợ, vi phạm điều 1.4.3 TCVN 4744 – 89 Quy phạm kỹ thuật an toàn trong các cơ sở cơ khí. (0,8 điểm)
            +  Công nhân thiếu ý thức đề phòng tai nạn lao động. (0,7 điểm)
Biện pháp khắc phục:
+ Sửa chữa lắp đặt lại cơ cấu bảo hiểm đã bị tháo bỏ. (0,5 điểm)
            + Tăng cường kiểm tra việc thực hiện nội quy của cơ sở, Quy trình vận hành máy mắc sợi . (0,5 điểm)
            + Phân công người có trách nhiệm phụ trách các ca sản xuất. (0,5 điểm)
            + Huấn luyện định kỳ về an toàn lao động cho công nhân. (0,5 điểm)
            Câu 31: Tại một công trình sửa chữa lại lỗ đặt máy lạnh ở tầng 3, do không có chìa khoá cửa phòng nên công nhân tự trèo qua thành lan can tầng 3 để tháo khung sắt lỗ máy lạnh và lắp khung kính nhôm từ bên ngoài vào. Trong quá trình tháo lắp, công nhân đứng trên gờ cửa sổ (rộng 10cm) để làm việc bị trượt chân té ngã từ tầng 3 (cao 10m) xuống đất.
            Theo anh (chị) nguyên nhân dẫn đến tai nạn lao động là gì? vi phạm những quy định gì về an toàn lao động? Để tránh tai nạn tương tự xảy ra, theo anh (chị) đơn vị cần có những biện pháp phòng ngừa như thế nào?

Đáp án
Nguyên nhân gây ra tai nạn lao động:
            + Công nhân trèo ra bên ngoài tường để lắp khung cửa kính lỗ máy lạnh trên tầng cao không có biện pháp làm việc an toàn (không có giàn giáo làm việc, làm việc neo cheo leo nguy hiểm không đeo dây an toàn). (1,5 điểm)
            + Công nhân không biết biện pháp an toàn làm việc trên cao. Vi phạm Thông tư số 08/LĐTBXH-TT ngày 11/4/1995 và Thông tư số 23/LĐTBXH-TT ngày 19/9/1995 của Bộ Lao động - TBXH “hướng dẫn công tác huấn luyện về ATLĐ-VSLĐ”. (1 điểm)
            Các biện pháp để phòng ngừa:
            + Qui định các biện pháp làm việc an toàn lao động tháo lắp khung cửa kính; biện pháp an toàn làm việc trên cao; trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân cho công nhân khi làm việc. (1,5 điểm)
            + Tổ chức huấn luyện an toàn lao động cho công nhân theo đúng qui định Thông tư số 08/LĐTBXH-TT ngày 11/4/1995 và Thông tư số 23/LĐTBXH-TT ngày 19/9/1995 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội  hướng dẫn về công tác huấn luyện an toàn và vệ sinh lao động.(1 điểm)
     Câu 32:
            Tại công trường xây dựng, các công nhân đứng bên trong sàn tầng lầu 1 xây tường gạch đôi dày 22cm. Sau khi xây tường lên cao khoảng 1,8 mét, các công nhân tiến hành lắp giàn giáo thép cao 1,7 mét để xây tiếp. Trong khi xây, công nhân đặt nón bảo hộ lên sàn thao tác. Công nhân dùng tay chống lên hàng gạch mới xây để chỉnh hàng gạch phía ngoài cho ngay thì viên gạch bung ra làm công nhân bị trượt và ngã xuống nền bê tông phòng khách tầng trệt ở độ cao 5,3 mét.
            Theo anh (chị) nguyên nhân dẫn đến tai nạn lao động là gì? vi phạm những quy định gì về an toàn lao động? Để tránh tai nạn tương tự xảy ra, theo anh (chị) đơn vị cần có những biện pháp phòng ngừa như thế nào?

Đáp án
            Nguyên nhân gây tai nạn lao động:
            + Công nhân lắp dựng giàn giáo không đúng quy tắc kỹ thuật an toàn công việc xây tường: sàn thao tác của giàn giáo cao hơn mạch tường đang xây; chống tay vào hàng gạch mới xây bị trượt ngã ở độ cao 5,3 mét xuống đất. Công nhân không sử dụng trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân (nón nhựa) trong khi làm việc. Vi phạm quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng TCVN 5308-91. (1,5 điểm)
            + Cán bộ kỹ thuật kiểm tra giàn giáo trước khi công nhân thực hiện thi công không phát hiện kịp thời việc sử dụng giàn giáo không đúng quy định: sàn thao tác của giàn giáo cao hơn bức tường đang xây không bảo đảm an toàn. Vi phạm quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng TCVN 5308-91. (1,5 điểm)
            Biện pháp ngăn ngừa tai nạn lao động:
            + Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện các quy định an toàn trong xây dựng, kiểm tra nghiệm thu việc lắp dựng giàn giáo thi công theo đúng quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng TCVN 5308-91; kiểm tra việc sử dụng trang bị bảo hộ cá nhân của công nhân trong khi làm việc. (1 điểm)
            + Tổ chức huấn luyện an toàn lao động cho công nhân theo quy định tại thông tư số 08/LĐTBXH-TT ngày 11/4/1995 và thông tư số 23/LĐTBXH – TT ngày 19/9/1995 của Bộ Lao động TBXH “hướng dẫn công tác huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động”. (1 điểm)
            Câu 33:
            Trên công trình xây dựng, nhóm công nhân tổ xây tô, lắp giàn giáo cao 1,5 mét ở gần mép ngoài sàn tầng lầu 5 để thực hiện tô trần. Tại sàn lầu có lan can bảo vệ cao 0,95mét và phía ngoài công trình được bao che bằng khung giàn giáo lắp cách tường ngoài công trình 1,3 mét. Sau khi tô xong phần trần nhà bên trong, công nhân đứng trên giàn giáo tiếp tục tô hồ theo cạnh đà bê tông mép ngoài công trình. Khi đang tô thì một công nhân bị ngã từ trên giàn giáo xuống đất chết.
            Theo anh (chị) nguyên nhân dẫn đến tai nạn lao động là gì? biện pháp phòng ngừa như thế nào?

            Đáp án
            Nguyên nhân gây tai nạn lao động:   
            + Không có biện pháp đề phòng tai nạn ngã cao khi thi công tô trần: lắp đặt giàn giáo thi công cao hơn lan can bảo vệ của sàn tầng mà không làm lan can bảo vệ trên sàn công tác, công nhân không sử dụng dây an toàn. Vi phạm điều 1-14, 8-1.9 quy phạm KTAT trong xây dựng (TCVN 5308-91). (1,5 điểm)
            + Giàn giáo phía bên ngoài công trình tại các vị trí cầu thang thoát hiểm không được lắp dựng sát tường công trình, không có sàn hoặc lưới bảo vệ, không có tác dụng ngăn ngừa tai nạn ngã cao, vật rơi. (1,5 điểm)
            Biện pháp ngăn ngừa tai nạn lao động:
+ Mọi trường hợp thi công có lắp dựng giàn giáo phải được cán bộ kỹ thuật có thẩm quyền của công trường kiểm tra nghiệm thu và cho phép sử dụng trước khi cho công nhân lên làm việc theo đúng quy định của quy phạm Kỹ thuật an toàn xây dựng TCVN 5308-91. Có biện pháp kiểm tra bảo đảm các tổ nhóm thi công thực hiện đúng quy trình kỹ thuật an toàn trong xây dựng để ngăn ngừa tai nạn lao động, đề phòng tai nạn ngã cao. (1 điểm)
+ Tổ chức huấn luyện an toàn – vệ sinh lao động và cấp thẻ an toàn cho công nhân làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động theo đúng quy định của Thông tư số 23/LĐTBXH-TT ngày 19/9/1995 của Bộ Lao động Thương binh và xã hội. (1 điểm)
Câu 34: Trên công trình xây dựng nhà dân, đội thi công nhận Nguyễn Văn A vào làm và được giao tham gia đổ bê tông sàn lầu 1 cùng các công nhân khác ngay sau khi nhận việc. Sau khi hoàn thành công việc đổ bê tông sàn lầu 1, các công nhân đi xuống tầng trệt bằng một thang tre dài 5,5mét, đầu trên của thang tre đã được cột vào thanh sắt coffa sàn lầu 1. Anh A khi xuống được 02 bậc thì bị trượt chân ngã xuống đất từ độ cao khoảng 5mét và chết. Tại hiện trường để lại một đôi dép nhựa
Theo anh (chị) nguyên nhân dẫn đến tai nạn lao động là gì? vi phạm những quy định gì về an toàn lao động? Để tránh tai nạn tương tự xảy ra, theo anh (chị) đơn vị cần có những biện pháp phòng ngừa như thế nào?

            Đáp án:
            Nguyên nhân gây ra tai nạn lao động:           
            + Công nhân không có trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân thích hợp, đi dép nhựa leo thang tre, bất cẩn ngã ở độ cao 5 mét xuống đất. (1,5 điểm)
            + Trên công trường không có nội quy an toàn, các công nhân không được huấn luyện quy định an toàn lao động. (1,5 điểm)
            Biện pháp ngăn ngừa tai nạn lao động:
            + Tổ chức kiểm tra bảo đảm trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân cho mọi công nhân làm việc trên công trường (kể cả các công nhân thời vụ, công nhân thử việc). Xây dựng nội quy an toàn lao động khi làm việc trên công trường, nội quy an toàn trong vận hành máy và thiết bị có công trường. (1 điểm)
            +Tổ chức huấn luyện an toàn lao động cho công nhân theo quy định tại thông tư số 08/LĐTBXH-TT ngày 11/4/1995 và thông tư số 23/LĐTBXH – TT ngày 19/9/1995 của Bộ Lao động TBXH “hướng dẫn công tác huấn luyện về ATLĐ-VSLĐ”. (1 điểm)
           
            Câu 35:
            Công ty A tự thiết kế chế tạo một thang nâng có trọng tải 60 kg để chuyển hàng lên lầu 1 nhưng không có công tắc giới hạn hành trình trên, dưới và được điều khiển bằng công tắc đặt bên ngoài cửa buồng thang trên lầu 1. Một nhóm công nhân của Công ty chuyển hàng vào thang nâng hàng từ tầng trệt để chuyển lên lầu 1 sau đó đi cầu thang bộ lên lầu 1 để điều khiển thang. Một công nhân vào trong thang nâng hàng để đi lên, khi thang lên đến gần sàn lầu 1 thì cabin tuột rơi xuống đất. Công nhân đứng trong lồng thang bị đập đầu vào khung sắt cabin, văng ra ngoài chết tại chỗ.
            Theo anh (chị) nguyên nhân dẫn đến tai nạn lao động là gì? biện pháp phòng ngừa như thế nào?

            Đáp án
            Nguyên nhân gây ra tai nạn lao động:           
            + Thang nâng hàng không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn đối với thiết bị nâng: thang nâng hàng không có công tắc giới hạn hành trình trên, trong quá trình vận hành, cabin có thể đụng vào xà đặt tời điện làm bung ốc giữ cáp. (1 điểm)
            + Công nhân vi phạm nội quy sử dụng thang nâng hàng. (1 điểm)
            + Chưa có biện pháp quản lý chặt chẽ việc sử dụng thang nâng hàng như không có tủ cầu dao cấp điện cho thang máy có khóa, không treo bảng cấm người vào thang nâng hàng, cấm người không có trách nhiệm sử dụng thang nâng hàng v.v…(1 điểm)
            Biện pháp ngăn ngừa tai nạn lao động:
            + Đình chỉ sử dụng thang nâng hàng không đảm bảo an toàn. Trường hợp cần lắp đặt thang nâng hàng phục vụ sản xuất, phải hợp đồng với đơn vị có chức năng thiết kế, chế tạo và được cơ quan thẩm quyền cho phép. Khi đưa thang nâng hàng vào sử dụng, phải thực hiện kiểm định kỹ thuật và xin giấy phép sử dụng theo quy định hiện hành. (1 điểm)
            + Nghiêm cấm tất cả các công nhân không được sử dụng thang nâng hàng để lên xuống. (1 điểm)

Câu 36:
Khi tháo dỡ nhà kho cũ để thu hồi vật tư (sắt thép, tôn Fibro ximăng,...), chủ thầu đã thuê một nhóm công nhân tự do bên ngoài vào làm. Khi tháo các tấm tôn Fibro ximăng, các công nhân leo lên mái di chuyển theo hàng đinh, bẻ các thanh ty sắt giữ tôn Fibro ximăng, sau đó chuyển xuống cho các công nhân bên dưới. Đang di chuyển trên mái thì tấm tôn fibro ximăng bị vỡ làm một công nhân rơi ở trên nóc nhà xuống đất từ độ cao 07 mét, chết.
Theo anh (chị) nguyên nhân dẫn đến tai nạn lao động là gì? biện pháp phòng ngừa như thế nào?

            Đáp án:
            Nguyên nhân gây tai nạn lao động:
            + Không có biện pháp an toàn làm việc trên mái, không lót ván cho công nhân di chuyển trên mái tôn Fibro ximăng để công nhân đi trực tiếp trên mái tôn Fibro ximăng dựa theo hàng đinh, trượt chân làm bể tôn rơi xuống đất. Vi phạm điều 18-6 quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng - TCVN 5308-91 (1,5 điểm)
            + Công nhân không được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, không được huấn luyện kỹ thuật an toàn lao động, không có người hiểu biết về kỹ thuật an toàn làm việc trên mái hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc tháo dỡ tôn. Vi phạm điều 5, 6 Nghị định số 06/CP ngày 20/01/1995 của Chính phủ. (1,5 điểm)
            Biện pháp ngăn ngừa tai nạn lao động:
            + Khi thực hiện các công trình tháo dỡ trên mái, phải xây dựng biện pháp an toàn thi công theo đúng quy định tại quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng - TCVN 5308-91, trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân, tổ chức huấn luyện hướng dẫn cụ thể biện pháp an toàn làm việc trên mái cho người lao động và bố trí người thường xuyên kiểm tra, giám sát điều kiện an toàn thi công. (2 điểm)

Câu 3 7:
Trên công trường xây dựng, công nhân A có trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân, đội nón nhựa nhưng không cài dây an toàn vào làm việc. Khi lắp dựng giàn giáo chuẩn bị thi công, công nhân A phát hiện tại đầu giàn giáo còn một ống nối chưa được tháo ra. Để thuận tiện cho việc đặt sàn thao tác, công nhân A dùng tay tháo ống nối ra. Do ống nối được gắn chắc nên công nhân A ngồi xổm trên bờ tường và dùng hai tay để rút ống nối. Ống nối bung ra khỏi khung dàn giáo và làm công nhân A bị mất đà ngã ra phía sau, rơi ra phía ngoài ở độ cao 3,67 mét, bị chấn thương sọ não chết.
Theo anh (chị) nguyên nhân dẫn đến tai nạn lao động là gì? vi phạm những quy định gì về an toàn lao động? Để tránh tai nạn tương tự xảy ra, theo anh (chị) đơn vị cần có những biện pháp phòng ngừa như thế nào?

Đáp án:
            Nguyên nhân gây ra tai nạn lao động:           
              + Công nhân làm việc trên cao ở vị trí cheo leo nguy hiểm không sử dụng dây an toàn, không cài quay nón bảo hộ lao động (nón nhựa) đúng quy định, ngồi trên bờ tường kéo ống sắt nối khung dàn giáo, mất đà té ra phía sau rơi xuống đất gây tai nạn. (1,5 điểm)
              + Thiếu kiểm tra thường xuyên, không phát hiện và xử lý trường hợp công nhân không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân đúng quy định. (1,5 điểm)
Biện pháp ngăn ngừa tai nạn lao động:
+ Tổ chức lực lượng giám sát an toàn lao động trên công trường để tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện các quy định an toàn và việc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân đối với các công nhân, thực hiện nghiêm công việc kiểm tra nghiệm thu lắp dựng giàn giáo thi công, xây dựng nhật ký an toàn tại công trường theo đúng quy định của tiêu chuẩn Việt Nam TCVN – 5308-91 “quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng”. (1 điểm)
+ Tổ chức huấn luyện và lập hồ sơ huấn luyện an toàn lao động cho công nhân theo quy định tại thông tư số 08/LĐTBXH-TT ngày 11/4/1995 và thông tư số 23/LĐTBXH – TT ngày 19/9/1995 của Bộ Lao động TBXH hướng dẫn công tác huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động. Thành lập và củng cố mạng lưới an toàn – vệ sinh viên đến từng tổ đội. Lập hồ sơ và tổ chức quản lý việc trang bị phương tiện bảo vệ các nhân cho công nhân. (1 điểm)

Câu hỏi 38:
Hai công nhân tổ xi mạ của một cơ sở xi mạ chuẩn bị công việc xi mạ thì phát hiện tay cầm của cầu dao bị rơi mất phần sứ cách điện, chỉ còn hai thanh đồng nên không làm việc và chờ chủ cơ sở đến xử lý. Đến 11 giờ do công việc nhiều, chủ cơ sở chưa đến, nên Công nhân A dùng một búa nhựa để đóng mở cầu dao và chỉ cho công nhân B cách làm. Đầu giờ chiều công nhân B một mình tiếp tục công việc xi mạ. Trong lúc làm việc, búa nhựa bị công nhân khác lấy đi làm việc khác, công nhân B cầm một đoạn dây điện có vỏ bọc cách điện hai đầu làm thành 2 móc để treo hàng xi mạ, kéo cầu dao điện.
Anh (Chị) hãy phân tích nguyên nhân gây tai nạn và biện pháp khắc phục?

Đáp án:
Nguyên nhân:
+ Cầu dao điện bị hỏng tay cầm bằng sứ cách điện, không an toàn; (1 điểm)
+ Công nhân chủ quan sử dụng móc treo sản phẩm xi để đóng mở cầu dao không đảm bảo cách điện bị điện giật. (1 điểm)
Biện pháp khắc phục:
+ Nghiêm cấm công nhân không được sử dụng các dụng cụ điện, thiết bị đóng ngắt điện hư hỏng không bảo đảm kỹ thuật an toàn. Bố trí công nhân có trình độ chuyên môn về điện phụ trách trực ca sản xuất và thực hiện việc kiểm tra, sửa chữa các máy móc, thiết bị, dụng cụ dùng  điện. Tổ chức đợt tổng kiểm tra về an toàn điện để kịp thời phát hiện, sửa chữa các thiết bị điện không bảo đảm tiêu chuẩn về an toàn điện trước khi đưa vào sử dụng. Thực hiện các biện pháp kỹ thuật ngăn ngừa sự cố điện chạm mát (nối đất và nối không bảo vệ theo quy định tại TCVN 4756-86 “quy phạm nối đất và nối không các thiết bị điện”, lắp đặt thiết bị cắt điện bảo vệ dòng điện rò (ELCB) cho các máy điện không thực hiện được giải pháp kỹ thuật nối không). (2 điểm)
+ Xây dựng nội quy, quy định vận hành an toàn cụ thể cho việc sử dụng các máy móc sử dụng tại cơ sở và tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các quy trình an toàn lao động cho công nhân. (1 điểm)
Câu hỏi 39:
Một công ty xây dựng công trình sửa chữa nhà xưởng nằm mặt tiền đường, gần trạm biến áp 3x25 KVA-15KV. Chỉ huy trưởng công trường phân công một nhóm công nhân lắp dựng giàn giáo và phủ bạt che mặt tiền của công trình, khung giàn giáo ngoài cùng cách cột điện có trạm biến thế (3x25 KVA-15KV) 0,4 mét. Sau khi lắp dựng giàn giáo, các công nhân tiếp tục phủ bạt che mặt tiền công trình.
Anh (Chị) hãy nhận định trong trường hợp thi công trên có những vi phạm gì? nêu những biện pháp an toàn?

Đáp án:
Các vi phạm:
+ Đơn vị thi công không lập phương án bảo đảm an toàn lao động cho công nhân khi tổ chức thi công công trình gần trạm biến thế và đường dây 15 KV, vi phạm khoảng cách an toàn đối với lưới điện được quy định tại Nghị định 54/CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ về bảo vệ an toàn lưới điện cao áp; vi phạm Nghị định 06/CP ngày 20/01/1995 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động; vi phạm Nghị định 110/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 06/CP; (1,5 điểm)
+ Công nhân không được huấn luyện an toàn lao động đúng quy định tại Thông tư số 08/LĐTBXH-TT ngày 11/4/1995 và Thông tư 23/LĐTBXH-TT ngày 19/9/1995 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. (1,5 điểm)
Biện pháp khắc phục:
+ Thành lập bộ máy bảo hộ lao động ở đơn vị và tổ chức thực hiện theo quy định Thông tư liên tịch số 14/1998/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN ngày 31/10/1998 của liên Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; (0,5 điểm)
+ Cử cán bộ quản lý tham gia lớp huấn luyện về an toàn lao độnng, vệ sinh lao động do địa phương, thành phố tổ chức; (0,5 điểm)
+ Xây dựng lại các nội quy, quy trình làm việc an toàn đối với từng loại công việc, từng ngành nghề tại đơn vị; (0,5 điểm)
+ Tổ chức huấn luyện về kỹ thuật an toàn lao động, vệ sinh lao động cho tất cả người lao động trước khi tuyển dụng, giao việc theo đúng quy định tại Thông tư số 08/LĐTBXH-TT ngày 11/4/1995 và Thông tư 23/LĐTBXH-TT ngày 19/9/1995 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. (0,5 điểm)


Câu hỏi 40:
Cơ sở trồng cây hoa kiểng nằm dưới đường dây điện cao thế 110 KV. Sáng ngày 18/10/2004, hai công nhân là A và B chuyển cây cau từ trên xe tải xuống để trồng vào các hố đã được đào sẵn gần hàng rào. A và B trồng được hai cây cau và đang chuyển tiếp cây cau thứ ba, khi đang dựng đứng cây cau trên xe cẩu thì bị phóng điện từ đường dây điện 110KV xuống gây tai nạn làm chết công nhân B.
Anh (Chị) hãy cho biết nguyên nhân chính của trường hợp tai nạn lao động trên và nêu những biện pháp khắc phục?

Đáp án:
Nguyên nhân:
+ Cơ sở nằm dưới đường dây 110KV, trong hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao thế 110KV không bảo đảm các quy định về bảo vệ an toàn lưới điện cao thế, không có biện pháp đề phòng tai nạn điện cao thế. Không kiểm tra giám sát công nhân khi trồng cây để vi phạm khoảng cách an toàn lưới điện cao thế 110KV, bị phóng điện chết. Vi phạm điều 7, 8, 9 Nghị định 54/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 và Nghị định 118/2004/NĐCP ngày 10/5/2004 của Chính phủ  “sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 54/ 1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ về bảo vệ an toàn lưới điện cao thế”. (3 điểm)
            Biện pháp khắc phục:
+ Di dời toàn bộ các cây và nhà ở của vườn kiểng vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao thế theo đúng quy định tại các điều 6,7, 8 Nghị định 54/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 và nghị định 118/2004/NĐ-CP ngày 10/5/2004 “sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 54/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ về bảo vệ an toàn lưới điện cao thế”. Đối với các phần cây trồng, hoạt động sản xuất kinh doanh của vườn kiểng được phép thực hiện trong phạm vi hành lang lưới điện cao thế phải tuân thủ đúng quy định của Nghị định Chính phủ về bảo vệ an toàn lưới điện cao thế. (2 điểm)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét