Văn hoá an toàn: "Chắc không có điều gì xảy đến với tôi đâu?"
Chắc không có điều gì xảy đến với tôi đâu?
Làm thế nào để chống hành vi rủi ro trong lao động?
Bản chất con người là vậy!
Do bản chất của mình, con người vừa có một nhu cầu tự bảo vệ an toàn như làm mái nhà che nắng mưa trên đầu, ký tất cả các loại hợp đồng bảo
hiểm khác nhau, vừa cùng lúc thường xuyên mắc phải những
lỗi rủi ro vô ích, chơi trò anh hùng (làm xiếc) và không ý thức về khả
năng giới hạn của chúng ta, chúng ta cũng thường tự trấn an rằng: "Chắc không có
điều gì xảy đến với mình đâu!".
Bài viết nầy cho bạn một chút cái nhìn về sự ẩn chứa đằng sau vấn đề này:
-
Cái gì thúc đẩy chúng ta có hành vi kém an toàn ?
-
Với tư cách là người chịu trách nhiệm về an toàn nơi làm việc, chúng ta phải làm gì để chống lại điều nầy ?
1. Con người luôn coi khinh các mối nguy
Mỗi sáng khi thức dậy, ít khi nào chúng ta nghĩ đến các hiểm nguy đang
rình rập hoặc các tai nạn có thể xảy đến với ta. Ta tự nhũ
rằng : « Có lẻ không có điều gì xảy ra với mình đâu». "Và nếu có xảy ra,
thì cũng không chắc rơi vào mình, bởi vì chúng ta…chúng ta đã dè chừng
rồi mà». Cuối cùng, theo cách nghĩ như vậy, chúng ta tự trấn an mính và xua tan đi ý
nghĩ về các mối nguy trong đầu... Và nếu không thực hiện tốt các biện pháp
phòng ngừa thì khi mối nguy hiện hữu, liệu chúng ta có thể ứng phó với
chúng một cách chủ động và hữu hiệu?
Vài gợi ý
• Hãy nhắc nhở thường xuyên cho nhân viên của bạn về các mối nguy đang
rình rập để họ phải thốt lên : « Ôi, chuyện nầy cũng đã có thể xảy đến
cho mình rồi, nhưng mình đã gặp may, sắp tới mình sẽ phải làm những điều
cần thiềt để được an toàn hơn trong công việc »
• Đó là lí do vì sao mà các sự cố thiệt hại vật chất và tai nạn luôn luôn có liên quan đến vấn đề kiến thức của nhân viên.
2. Con người e ngại các qui tắc
Con người tiếp nhận các quy tắc như là gông cùm của sự tự do. Tuy
nhiên, chúng ta không thể bỏ qua chúng, cuộc sống vốn hết sức phức tạp.
Điều nầy dẫn chúng ta đến một tâm điểm, sáng sáng chúng ta phải xác định
lại các qui tắc ưu tiên với toàn bộ nhân viên có mặt hoặc giảng giãi lại
cách tiến hành công việc cho từng người ? Các qui tắc an toàn được thiết lập
nhằm đơn giản hoá cuộc sống của chúng ta và nhằm phòng ngừa tai nạn.
Tuy nhiên, ý nghĩa và công dụng các qui tắc phải rõ ràng, không có điều
gì ngăn trở chúng không được tuân thủ : « Tôi phải pha chế các hoá chất
theo đúng thứ tự qui định, nếu không có thể gây ra 1 vụ nổ !»
Vài gợi ý
• Không soạn thảo quá mức cần thiết đối với các qui tắc và phải diễn giãi rõ ràng, ngắn gọn và sáng sủa.
• Điều tệ hại là khi các qui tắc bị vi phạm trong sự thờ ơ chung, làm cho con người mất đi lòng tin vào chúng.
• Cần kiểm tra sự áp dụng các qui tắc hiện hành !
3. Con người thường đánh giá thấp mối nguy
Con người còn lâu mới trở thành thiên tài khi đánh giá các rủi ro : chỉ
có 14% là đánh giá đúng, 18% đánh giá quá mức và không dưới 68% đánh giá
quá thấp các mối nguy.
Phán xét sai lệch các hành động là hoàn toàn bình thường, nhưng ở đây
là nguồn gốc phát sinh tai nạn, ví dụ như xếp dở hàng, chuyển hàng hoặc
tiến hành các công việc vệ sinh công nghiệp.
Thực vậy, chúng ta mất cảnh giác bởi vì chúng ta đánh giá thấp các rủi
ro tai nạn liên quan đến các lĩnh vực hoạt động của chính mình.
Không phải lúc nào cũng luôn hợp lý như ta tưởng. Phần đông trong chúng
ta tin rằng sẽ còn 01 nơi ẩn náu nếu cột bị ngã hoặc nhanh tay bấm
nút tắt máy trong trường hợp nguy hiểm. Sai lầm! Theo qui tắc chung khi
mọi sự diễn ra quá nhanh, thì chúng ta chỉ kịp nhận ra chúng trong sự
bất lực về phòng tránh tai nạn.
Vài gợi ý
1. Loại bỏ mối nguy.
2. Bảo đảm dựa trên kế hoạch kỹ thuật về an toàn đối với thiết bị, máy móc, nơi nguy hiểm !
3. Huấn luyện nhân viên.
Điều nầy bao gồm :
- Giảng giải phải có hành vi ra sao, phải thao diễn và thực hành.
- Thông tin thường xuyên cho nhân viên các số liệu thống kê liên quan đến tai nạn.
- Phân tích và công bố các nguyên nhân gây loạn năng trong nội bộ doanh
nghiệp, các thiệt hại vật chất, các chuẩn tai nạn và tai nạn.
- Liệt kê các hậu quả của tai nạn : chi phí, sự đau đớn, di chứng thương tật.
- Thảo luận về tai nạn và các ví dụ tai nạn với nhân viên.
- Tổ chức hội thi (dựa vào các ví dụ về phát hiện các mối nguy)
4. Khi cơ may trôi qua …
Ai trong chúng ta không có cùng suy nghỉ : tôi đã làm quen rồi, có gì
đâu? trong 99/100 trường hợp là không có điều gì xảy ra, nhưng chỉ có
01/100 là rủi ro…
"Kinh nghiệm" sẽ là người khuyên bảo tồi trong lĩnh vực nầy, do quá lười
biếng đi tìm cái thang cất trong kho, tôi đã lựa chọn một sự rủi ro vô
ích là dùng ghế di động, hơn nữa tôi từng được khen thưởng, sếp tôi cũng
hết lời khen ngợi bởi vì tôi kết thúc công việc nhanh chóng, bạn tôi
nhìn tôi bằng cặp mắt ngưỡng mộ, thán phục, tất nhiên là tôi biết
cách phòng ngừa cho mình...
Cứ như vậy, chúng ta tiếp thu một cách âm thầm và hoàn toàn tự nhiên rằng
hành vi rủi ro cũng có những tác dụng tích cực của nó. Và cái gì đến đã
đến. Tôi đã làm như vậy có đến hàng trăm lần, lần này tôi bị ngã từ trên
ghế xuống và bị chấn thương nặng.
Bây giờ tôi tự thấy rằng mình đã có hành động sai. Điều đó đã gây ra hậu
quả: doanh nghiệp bị sa sút ( do thiếu vắng nhân viên, phải đào tạo
người thay thế, bố trí người mới, giao hàng chậm trễ)
Đó là lợi ích rút ra được từ hành vi rủi ro, kém an toàn!
Vài gợi ý
• Luôn chỉ ra điển hình về hành vi thích hợp với an toàn, bằng sự bắt
buộc phải thực hiện chúng trong doanh nghiệp của bạn và bằng khen
thưởng cho những ai làm tốt như tuyên dương trước tập thể hay phát tặng 1
món quà nho nhỏ!
• Hãy phá vở thói hư tật xấu dựa vào việc phạt nặng các hành vi kém an toàn, bằng việc chống bài xích và bằng xử lí kỷ luật.
• Vạch mặt và đập tan các nhân tố ngấm ngầm tăng cường cho các hành vi
kém an toàn như lôi kéo đồng nghiệp hoặc sự nghi ngại không mang lại kết
quả!
• Và rằng tôi có thể trả lời theo lối suy nghĩ thường nghe là « Không
bao giờ có điều gì xảy đến cả » : « Đó là bạn đã gặp may, bạn có muốn
thử với quỷ chăng! Xin vui lòng đi tìm 1 cái thang, bạn có đủ thời gian
cho điều ấy, tôi không muốn bạn bị tai nạn ».
5. Con người dễ rơi vào trạng thái lơ đễnh.
Không ai có thể luôn chăm chú và tập trung thường xuyên. Sự mệt mỏi,
căng thẳng, đơn điệu và các sự kiện không lường trước đánh lạc hướng
chúng ta như chính chúng ta đang làm điều đó.
Vài gợi ý
• Các vị trí công việc phải được tổ chức hợp lí và
được bố trí sắp xếp theo từng loại, nhân viên phải được cảnh báo trong
tình huống nguy kịch, như tín hiệu bằng âm thanh chẳng hạn để nhắc họ
tuân theo trật tự. Đối với khả năng lớn hơn, hãy đặt ra nhiều tín hiệu,
hãy bổ sung tín hiệu âm thanh bằng các đèn báo.v.v…Một lần không phải
là thói quen, hãy kiểm tra các vị trí làm việc dưới mọi góc độ. Và tiện
thể nói ra điều nầy : các đợt nghĩ luân phiên giữa ca sẽ làm giảm mối
nguy do sự mệt mỏi
6. Công thức « sự bất lực con người »
Sau sự cố tai nạn, thành ngữ «sự bất lực con người» đã được dùng để bào
chữa trong doanh nghiệp. Một sự giải thích nhanh nhằm cốt làm
yên lòng và ta tóm được thủ phạm : «Do anh ta không chú ý hoặc do phản ứng
không đủ nhanh !». Và rồi sao nửa? Điều gì gợi mở cho bạn? Đó là ta phải biết chắc các
nguyên nhân gây tai nạn. Một tai nạn tương tự có thể tái diễn trong nay
mai, nếu như chúng ta bỏ qua sự phân tích trung thực các nguyên nhân tai nạn và vội
vàng đi đến kết luận thì sớm hay muộn, với bản chất con người, bất
kỳ ai cũng có thể bị tai nạn do không thích ứng công việc một cách tối
ưu nhất. Không ai có thể chứng tỏ mình luôn sự cảnh giác thường trực, nhất là khi
căng thẳng. Bạn ít có khả năng giữ lâu được sự chăm chú của mình và điều
« phản ứng không đủ nhanh » đó liệu có ý nghĩa gì ? Bạn có thể không với
tới nút đỏ kịp thời bởi do bố trí chúng sai vị trí.
Kết luận: sự diễn giải « sự bất lực con người » thường được dùng như là 1 cái cớ dễ dãi.
Vài gợi ý
• Phân tích triệt để các sự cố và tai nạn sẽ đặt ra yêu cầu cho bạn :
tại sao điều nầy lại xảy ra, có thể mang lại sự cải thiện nào đó tại nơi
làm việc không ?
« Không có điều gì phải làm, họ đâu muốn vậy! ».
Lời khẳng định kèm theo tiếng thở dài của 1 số quản lý cấp trên rơi vào
tình trạng cam chịu. Câu nói ngay lập tức mà ta thường nghe : « Họ quá
lười ». Tuy nhiên, cách diễn giải như vậy chưa đủ. Còn nhiều lý lẽ tốt
hơn đối với nhân viên của bạn khi họ không thích ứng với hành vi an
toàn.
Các lí lẽ đó là :
7. Sự thiếu hiểu biết
Làm sao một nhân viên có thể tự bảo vệ mình trước mối nguy khi mà họ
không biết sự hiện hữu của chúng ? Đó không phải là sự ngẫu nhiên khi mà
các nhân viên mới và những người lao động tạm thời luôn bị tại nạn
nhiều hơn so với những người khác.
8. Chứng thiểu năng
Nhân viên không thể có năng lực thích ứng bằng một hành vi thích hợp. Có
thể do họ bị thiểu năng để phân biệt 1 đèn báo hiệu màu xanh da trời
với màu xanh lục khi bị loá mắt.
9. Sự khước từ
Có thể họ không mang kính bảo vệ bởi vì họ có ấn tượng chúng làm cho mặt
họ trở nên buồn cười. Hoặc họ cho rằng tại sao họ phải mang kính, trong
khi các sếp của họ thì không?
Vài gợi ý
• Để đề cập vào vấn đề nhạy cảm, trước tiên phải khám phá ra rằng đâu là những lý lẽ của hành vi đi ngược lại sự an toàn.
• Người ta chỉ có thể giải quyết sự kém hiểu biết bằng các cuộc chỉ dẫn và huấn luyện.
• Sự kém năng lực phải được khắc phục bằng sự đào tạo thoả đáng và xếp đặt hợp lí nơi làm việc.
• Trong trường hợp bị khước từ, có thể là do năng lực cấp trên trong
việc động viên nhân viên, thúc giục họ thực hiện. Điều đặc biệt quan
trọng là phải tìm hiểu lại mỗi một nguyên nhân, nguồn gốc của sự khước
từ đó, và không tự thoả mãn mình bằng cách đọc lại vài nguyên tắc
chung chung với giọng điệu giáo huấn
10. Hai mặt của thói quen
Tập quán, thói quen luôn có 2 mặt : mặt được đánh giá cao: khả năng đủ
đạt đến sự hiểu biết trong công việc (kỹ năng) và mặt khác nguy hiểm
hơn: bởi lẻ tôi đã quên dần các mối nguy và ngày càng trở nên bất cẩn
hơn.
Vài gợi ý
• Không bao dung, không tự mãn, cũng không cẩu thả !
• Hãy nhắc nhở thường xuyên các mối nguy bằng các phương tiện truyền
thông như tổ chức xem video, hội thao, các buổi huấn luyện và công bố
danh mục tai nạn thường xảy ra trong doanh nghiệp của bạn hoặc 1 doanh
nghiệp tương tự.
• Hãy tiến hành thường xuyên các cuộc tự thanh kiểm tra về an toàn.
11. Phải sử dụng con người như chính anh ta, nhưng chưa đủ?
Chúng ta vừa biết con người coi thường các mối hiểm nguy, rằng thói quen
có thể tạo ra sự bất cẩn, rằng sự đánh giá quá cao khả năng của họ,
rằng không thể chứng tỏ một sự cảnh giác thường trực,v.v…
Nếu bạn muốn khuyến khích an toàn lao động, bạn phải chấp nhận những sự
việc nầy và phải bố trí các vị trí công việc theo cách mà các nhược điểm
của con người không có cơ hội ảnh hưởng tiêu cực dẫn đến sự mất an
toàn. Nói cách khác là, phải sắp xếp các vị trí công việc và phác thảo
đầy đủ các hệ thống giới hạn sai lầm. Những đề xuất chung chung, như
nhai đi nhai lại nhiều lần luận điệu theo kiểu « các anh phải cẩn
trọng » là không có hiệu quả. Trái lại, chúng ta phải nhắc nhở thường
xuyên đối với nhân viên về các mối nguy mà họ có thể chuốc lấy, tạo điều
kiện dễ dàng cho các hành vi phù hợp với qui tắc an toàn và áp đặt
chúng đến cùng. Giúp cho nhân viên cảm nhận an toàn lao động là công
việc thường trực ! Bạn sẽ tìm thấy sau đây danh mục các công cụ có thể
được sử dụng để cho kết quả nầy.
12, « Các công cụ »
1. Thông tin
- Áp phích, tờ rơi, video, bảng niêm yết, tín hiệu báo nguy, góc thông tin về an toàn
2. Đào tạo
- Khoá huấn luyện căn bản và các khoá nâng cao, thực tập, hội thao.
3. Thống kê các tai nạn và ngày vắng mặt do tai nạn
- Trong chừng mực có thể từ doanh nghiệp của bạn.
- Các mối nguy chính, tình hình tai nạn theo các phân loại khác nhau
4. Phân tích các nguyên nhân
- Xác định các nguyên nhân tai nạn, sự rối loạn chức năng (bệnh nghề nghiệp)
- Danh mục kiểm soát, biểu mẫu.
5. Tập họp các điển hình về tai nạn.
- Công bố các điển hình, nếu được, của doanh nghiệp của bạn để các nhân
viên có thể thảo luận về chúng và tự nhũ : thủ phạm là chính mình, điều
nầy có thể xảy ra với mình.
6. Bắt buộc
- Mô tả các vị trí công việc, tổ chức lao động. Các tài liệu soạn thảo
nhằm tác dụng nầy phải chứa đựng các chỉ định về thực thi phù hợp với
an toàn.
7. Nói chuyện về chủ đề an toàn
- Có những buổi nói chuyện trao đổi thường xuyên với nhân viên liên quan đến bảo vệ sức khoẻ
8. Khen và thưởng
- Hành vi phù hợp an toàn được biểu dương và ghi nhận về phẩm chất. Những lưu ý nhỏ như đãi bửa cơm trưa miễn phí.
9. Tổ chức lao động hợp lý
- Nơi làm việc phải thích ứng với khả năng con người, đưa vào kĩ thuật an toàn, các tín hiệu báo nguy
10. Nêu gương tốt
- Các cấp trên phải có hành vi gương mẫu về phương diện an toàn.
11. Kiểm tra an toàn
- Thường xuyên đi vòng quanh để kiểm tra với sự tham gia của nhân viên tại nơi làm việc.
12. Phỏng vấn về an toàn
- Hỏi trực tiếp đối với những người có liên quan : làm chuyện gì và chuyện gì không nên làm .
13. Hội thi
- Thưởng cho các đề xuất cải tiến về an toàn. Cổ vũ nhân viên cảnh báo
các sự việc sắp xảy ra tai nạn và bệnh nghề nghiệp. Phát hiện mối nguy
hiện hữu trong doanh nghiệp.
14. Khuyến khích xây dựng văn hóa doanh nhiệp.
- Tinh thần đồng đội, sự đoàn kết, khuyến khích sự giao lưu, học hỏi.
Hữu Nghĩa lược dịch từ Suva.com. Il ne peut rien m’arriver!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét