Nhiều tai nạn nghiêm trọng xảy ra tại công trình bảo trì, có thể gặp nguy hiểm hay bị nghiền nát giữa các bộ phận máy móc, thiết bị hoặc bị CHẤN THƯƠNG do các va đập cơ khí, rơi, điện giật, nghẹt thở hoặc văng ra xa. Thông thường các tai nạn do bảo trì dẫn đến cái chết thương tâm hoặc hoặc thương tật vĩnh viễn phần đời còn lại của người lao động.
1. Thông tin chính
Khái niệm "bảo trì" bao gồm:
- kiểm tra (chuẩn đoán/ khám nghiệm tình trạng máy móc, thiết bị)
- bảo dưỡng (làm sạch và bảo trì thường xuyên), và
- Phục hồi chức năng làm việc của máy, thiết bị (loại bỏ sự cố, sửa chữa)
2. Ba thông điệp quan trọng trong bảo trì là:
- Lên kế hoạch cẩn thận cho mỗi hoạt động duy trì, không tự tiện ứng biến khi thực hiện công việc. Trong tình huống bất ngờ, ngừng làm việc và thiết lập ngay các biện pháp phòng ngừa.
- Dừng máy an toàn, trước khi tiến hành bảo trì bằng cách sử dụng niêm khoá thiết bị (logout - tagout) để nó không thể được khởi động lại ngoài ý muốn.
- Loại bỏ các mối nguy hiểm có nguồn gốc từ một nguồn năng lượng còn sót lại. Hãy nhận biết điều này. Ví dụ, sau khi ngừng máy, áp lực trong hệ thống thủy lực có thể được duy trì và đột ngột giảm mạnh trong lúc can thiệp, dẫn đến sự hạ thấp của một phần tử gàu xúc, càng ủi…dẫn đến đè bẹp người thực thi công việc bảo trì.
3. Mối nguy hiểm liên quan đến bảo trì máy móc
Tai nạn gây tử vong do bảo trì, chủ yếu là các mối nguy hiểm sau đây:
- mối nguy hiểm cơ khí: 50% (hoặc gây ra bị mắc kẹt giữa các xi lanh, bị va đập bởi tải, vv.)
- vấp ngã: 20%
- điện giật: 12%
- vụ cháy nổ, ngộ độc, ngạt thở: 12%
- các mối nguy hiểm khác: 6%
4. Tám quy tắc quan trọng của bảo trì
Bảo trì phải được giao cho các thợ lành nghề có hiểu biết về các máy và nguy hiểm của nó. Nói chung, không để các nhân viên không được đào tạo tham gia vào công việc khắc phục, sửa chữa các sự cố máy, thiết bị. Nói chung, "Đây là một nhiệm vụ dành riêng cho các chuyên gia bảo trì."
"Tám quy tắc quan trọng trong việc bảo trì máy và thiết bị."
Bao gồm 8 quy định này dành cho các nhân viên bảo trì và cấp trên của họ:
1. Cẩn thận lên kế hoạch công việc bảo trì.
2. Không tuỳ tiện ứng biến! Hãy nói DỪNG LẠI.
3. Dừng ngay công việc và thiết lập an toàn!
4. Trung hòa các nguồn năng lượng còn tích sót lại
5. Ngăn chặn các nguy cơ vấp ngã.
6. Sử dụng các thợ điện có chứng chỉ khi làm việc trên các thiết bị điện.
7. Ngăn chặn, phòng ngừa nguy cơ cháy nổ.
8. Sử dụng quạt thông gió trong khu vực chật chội.
Các nguyên nhân gốc rễ của tai nạn bảo trì là gì?
Các khía cạnh sau đây là nổi bật:
• lập kế hoạch và công tác chuẩn bị không đầy đủ
• không có hướng dẫn nào cho nhân viên
• Yêu cầu công việc khá căng thẳng và khẩn cấp
• thiếu giám sát và thực thi các quy tắc an toàn
• thiếu vắng kỹ thuật lắp đặt đặc biệt trong công ty
• không có trang thiết bị bảo vệ.
Để chống lại những nguyên nhân này, các quản lý bảo trì có nhiệm vụ
• xác định và đánh giá các mối nguy hiểm
• lập kế hoạch công tác phù hợp với quy định an toàn
• chỉ giao việc cho kỹ thuật viên và nhân viên có đủ điều kiện (đào tạo, chứng chỉ)
• cung cấp sơ cấp cứu và thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE)
• Dạy các quy tắc an toàn cho NV và đảm bảo sự giám sát chặt chẽ về an toàn trong lúc thi hành công việc.
Trong trường hợp nguy hiểm cho cuộc sống và sức khỏe của nhân viên, các giám sát viên bảo trì có nghĩa vụ phải nói: STOP! Công việc chỉ nên tiếp tục thực hiện khi các mối nguy hiểm đã được loại bỏ.
"Để đảm bảo sự vận hành trôi chảy của công việc bảo trì, điều cần thiết là xác định các nguy cơ với tính chuyên nghiệp cao và thiết lập các thủ tục ứng phó khẩn cấp trong trường hợp rủi ro. Xác định mối nguy là trách nhiệm của cấp quản lý. "
Thứ Tư, 5 tháng 12, 2012
Tám (08) qui tắc an toàn khi bảo trì máy, thiết bị
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét