Nhờ vào sự quan sát có hệ thống tại nơi làm việc và các cuộc phỏng vấn có chủ đích với nhân viên, bạn sẽ phát hiện ra được những khiếm khuyết kỹ thuật về mức độ tổ chức và an toàn, cũng như cải tiến bền vững các điều kiện cho phép góp phần hình thành thái độ ứng xử an toàn. Bài viết nầy nhằm mục đích chỉ ra cho bạn biết cách tiến hành tốt nhất để thực hiện các mục tiêu nầy.
Phát hiện đủ sớm các vấn đề an toàn
Tiến hành thanh kiểm tra trong lúc làm việc và nói chuyện với nhân viên nhằm:
- phát hiện các vấn đề về an toàn trước khi nó gây ra sự cố tai nạn.
- nghiên cứu các biện pháp phòng tránh thích hợp
- khuyến khích thái độ ứng xử phù hợp với an toàn
- kiểm tra sự áp dụng các biện pháp đã đề ra
- Giảm số TNLĐ, góp phần cải thiện tính hiệu quả trong kinh doanh của doanh nghiệp.
Các cuộc thanh tra nên được ưu tiên thực hiện bởi cấp lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp chẳng hạn như giám đốc hoặc phụ trách sản xuất, trong các doanh nghiệp nhỏ do bởi các ông chủ của nó.
Hình 1 : Lập kế hoạch và chuẩn bị thanh kiểm tra an toàn
Tiến hành một cách có hệ thống…
- Lập kế hoạch và chuẩn bị các cuộc thanh tra về an toàn.
- Dự kiến đủ thời gian cho các cuộc thanh tra về an toàn. Một cuộc thanh tra được lập kế hoạch và chuẩn bị tốt trong vòng 15-30 phút.
- Hãy tổ chức thường xuyên các cuộc thanh kiểm tra về an toàn, báo cáo về thanh kiểm tra an toàn hợp thành một bộ phận trong các báo cáo công việc của bạn, chẳng hạn 1 hoặc 2 lần/ tháng.
- Hãy suy nghĩ trước những điều mà bạn muốn quan sát và điều gì mà bạn thường xuyên lưu ý. Hãy lập một danh mục kiểm soát (checklist), khoanh lại mục tiêu ưu tiên cho mỗi lần thanh kiểm tra, giới hạn rõ cái mà bạn muốn kiểm soát. Theo cách nầy từng bước, từng bước một bạn sẽ hoàn thành trách nhiệm của mình.
2. Thông tin cho nhân viên
Thông báo cho nhân viên của bạn biết rằng: bạn sẽ tiến hành các cuộc thanh kiểm tra về an toàn có báo trước và không báo trước.
- Viện dẫn lí lẽ đối với những điều bạn cần làm : Đó là vì bảo vệ sức khoẻ cho chính bản thân họ, tránh những rủi ro thương tổn, giảm số giờ vắng mặt do tai nạn lao động và các thiệt hại vật chất mà các sự cố tai nạn gây ra.
- Hãy giải thích cho họ các mục tiêu nào mà bạn sẽ ưu tiên và cách thức bạn sẽ tiến hành.
- Thoả thuận với họ về chủ đề « an toàn » sắp được bàn luận trong các lần thanh tra.
3. Quan sát nhân viên của bạn ở nơi làm việc.
Hình 2 : Quan sát nhân viên ở nơi làm việc
Bạn hãy tập trung chú ý về hành vi ứng xử của nhân viên. Lưu ý điều gì khi bạn đến từng nơi làm việc ?
- Sự sử dụng và tình trạng nguyên vẹn của PPE (phương tiện bảo vệ cá nhân).
- Sự sử dụng và tình trạng hoàn hảo của công cụ, máy móc và thiết bị.
- Vị trí của nhân viên và tư thế của họ.
- Sự ngăn nắp và sạch sẽ tại vị trí làm việc.
Với tư cách là cấp trên, bạn phải xác định mức độ an toàn của doanh nghiệp. Đó là lí do rất quan trọng và vì sao mà bạn phải hình mẫu ở mọi lúc, mọi mơi đối với nhân viên của bạn. Hãy yêu cầu những hành vi mà bạn mong đợi ở nhân viên.
4. Trò chuyện với nhân viên.
Khen ngợi mọi hành vi ứng xử an toàn. Bạn hãy mang lại cho nhân viên sự mãn nguyện về những kinh nghiệm có giá trị. Bạn hãy cổ vũ các phương cách hành động và thái độ của họ phù hợp với an toàn
- Hãy cảnh báo ngay lập tức mọi hành vi trái với qui tắc an toàn. Nên nhớ : « Chẳng nói gì đồng nghĩa với sự ưng thuận! »
- Hãy hỏi nhân viên của bạn vì sao họ không tuân theo các qui tắc an toàn. Điều nầy cho phép bạn nhận dạng các nguyên nhân và động cơ về hành vi của họ. Đừng hiểu một cách vội vàng là 01 hành vi không phù hợp với an toàn là do họ lười biếng. Trong nhiều trường hợp, trò chuyện (phỏng vấn) là chìa khoá cho phép bạn tìm ra các phương cách cải tiến.
- Hãy yêu cầu nhân viên của bạn chỉ ra cho bạn những mối nguy nào tiềm ẩn trong công việc mà họ đang làm. Nó có thể xảy ra hay không ? Bạn hãy yêu cầu họ giải thích về điều cần phải làm để tự bảo vệ cho chính họ và bảo vệ các đồng nghiệp của họ chống lại các mối nguy.
- Hãy thảo luận những khả năng làm việc với sự an toàn cao hơn. Các nhân viên sẽ tự cảm nhận nghiêm túc trong khả năng chuyên nghiệp của họ, điều nầy còn hàm chứa sự cam kết của doanh nghiệp nhiều hơn nữa đối với an toàn của họ và cuối cùng mang lại sự đóng góp tích cực của họ về an toàn lao động.
5. Ghi sổ và lưu hồ sơ các kết quả kiểm tra.
Hình 3 : Ghi chép vào sổ kiểm tra
Hãy ghi sổ các quan sát và nhận xét của bạn dưới các hình thức thích hợp (biểu mẫu). Bạn hãy lập một tài liệu và bạn có thể :
- Trình bày thường xuyên các kết quả về bảo hộ lao động khi nói chuyện về công việc với nhân viên.
- Kế hoạch hoá và ban hành các biện pháp an toàn.
- Chuẩn bị kiểm tra thực hiện.
- Phát hiện các nhu cầu cần phải đào tạo.
6. Thực thi các cuộc kiểm tra thực hiện.
Bạn hãy đích thân tiến hành các cuộc kiểm tra thực hiện. Tìm hiểu xem những gì gây cản ngại cho những nổ lực tích cực của nhân viên của bạn ? Nhân viên của bạn có biết rằng an toàn lao động là mối lo lắng thực sự của cấp trên của họ không ? Biểu mẫu kiểm tra sẽ chỉ cho bạn nhờ vào 1 tài liệu minh hoạ sự cần thiết cho kiểm tra thực hiện. Bạn hãy tự thiết kế 01 biểu mẫu kiểm tra và biên soạn 01 tài liệu minh hoạ việc thực hiện phù hợp với công ty bạn.
Lược dịch từ Suva.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét