Thứ Sáu, 7 tháng 12, 2012

Đào tạo và chỉ dẫn - Những công cụ cần thiết cho an toàn


Làm việc an toàn và không có hại cho sức khoẻ cần thiết phải có kiến thức nhất định. Đào tạo và chỉ dẫn cho toàn bộ nhân viên là việc quan trọng đầu tiên để tránh tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
Tập sách nầy diễn giải cách làm thế nào để tổ chức, cấp phát và ghi lại sự đào tạo và chỉ dẫn này.

1.   Đưa đào tạo và chỉ dẫn vào hệ thống an toàn của doanh nghiệp

Mười yếu tố cấu thành hệ thống quản lý an toàn doanh nghiệp.
1. Nguyên tắc chỉ đạo, mục tiêu về an toàn
2. Tổ chức an toàn
3. Đào tạo, chỉ dẫn và thông tin
4. Các qui tắc an toàn
5. Xác định mối nguy, đánh giá rủi ro
6. Lập kế hoạch và thực hiện các biện pháp
7. Tổ chức trường hợp khẩn cấp
8. Sự tham gia
9. Bảo vệ sức khoẻ
10. Kiểm soát, đánh giá

Đào tạo và chỉ dẫn cho nhân viên về an toàn lao động và bảo vệ sức khoẻ là một thành phần quan trọng của hệ thống an toàn của doanh nghiệp. Nhờ sự đào tạo và chỉ dẫn một cách có hệ thống mà nhân viên luôn có những hiểu biết cần thiết để làm việc an toàn. Chính bản thân nhân viên đóng vai trò tích cực trong việc đẩy mạnh bảo vệ sức khoẻ và an toàn lao động. Các cơ sở pháp lí về huấn luyện và chỉ dẫn được nêu ở Nghị định 37 của Bộ LĐTBXH.

2.   Định nghĩa

Định nghĩa các thuật ngữ sau đây theo nghĩa của tập sách:

Huấn luyện : chuyển tải kiến thức thực tế và lý thuyết dựa trên các chủ đề đào tạo.
Ví dụ: huấn luyện xe chuyển hàng và thi ở 1 trung tâm đào tạo nổi tiếng về xe chuyển hàng.
Chỉ dẫn: giải thích thực hành 01 tác vụ. Điều nầy xảy ra ở vị trí làm việc.
Ví dụ: chỉ dẫn về cách sử dụng các trạm  nạp điện cho xe nâng hàng.

3.   Tổ chức huấn luyện và chỉ dẫn
Nếu doanh nghiệp của bạn có được hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000, nên sáp nhập huấn luyện và chỉ dẫn về mặt an toàn lao động và bảo vệ sức khoẻ vào hệ thống hiện hữu. Trường hợp ngược lại, qui trình theo dưới đây :
  • 1. soạn thảo các kế hoạch huấn luyện và chỉ dẫn
  • 2. thực hiện và lập số đào tạo và chỉ dẫn
  • 3. kiểm tra và cập nhật thường xuyên kế hoạch đào tạo và chỉ dẫn.


3.1. Soạn thảo các kế hoạch huấn luyện và chỉ dẫn
Qui trình được miêu tả chi tiết sau đây ( đối với giai đoạn 1 đến 3, xem bảng 1)

Giai đoạn 1
Soạn thảo, dựa trên cơ sở xác định các mối nguy, một danh mục về các chức danh của doanh nghiệp để biết hiện hữu mối nguy ở các hoạt động nào, trang bị lao động nào hoặc chất sử dụng nào.
Giai đoạn 2
Bổ sung vào danh sách mọi chức danh (cán bộ, điều phối viên an toàn,…) của doanh nghiệp phải chủ động tích cực trong khuôn khổ khái niệm về an toàn.
Giai đoạn 3
Xác định nội dung của huấn luyện và chỉ dẫn theo các rủi ro và các yêu cầu công việc của doanh nghiệp.
Giai đoạn 4
Chỉ định đào tạo viên bên ngoài và nội bộ, ấn định ngày và tần suất đào tạo. Kế hoạch huấn luyện đào tạo và chỉ dẫn  (xem bảng 2) chi tiết theo qui trình. Mẫu giới thiệu là của 01 doanh nghiệp nhỏ về ngành luyện kim
Giai đoạn 5
Chỉ định nhân viên được đào tạo. Cần làm 1 bảng (xem bảng 5) ghi vào danh mục toàn bộ nhân viên và chứic trách khác nhau của họ.

3.2 Triển khai thực hiện và ghi số đào tạo và chỉ dẫn

Chuẩn bị
Một cuộc huấn luyện và chỉ dẫn thành công cần thiết phải có sự chuẩn bị. Phải tuân theo những điểm sau đây:
-         Mục tiêu của đào tạo và chỉ dẫn: những kiến thức và sự thành thạo nào cần được chuyển giao?;
-         Thời hạn : thời điểm và tần suất nào cho huấn luyện và chỉ dẫn?;
-         Cách tiến hành : cần coi trọng chỉ dẫn cá nhân hay theo nhóm ? Phân phối hợp lý sự chỉ dẫn theo giai đoạn?;
-         Phương tiện sư phạm: ngoại trừ dẫn nhập, một buổi thông tin và chứng minh, cũng cần tổ chức thực hành hoặc thảo luận?;
-         Tổ chức : chúng ta đã có quyết định nơi chốn và ngày giờ đào tạo và thông báo điều nầy cho những nhân sự có liên quan?;
-         Thiết bị giảng dạy: các tài liệu, mô hình, dụng cụ cần thiết có được bố trí?;
-         Tư liệu: 01 tư liệu tổng hợp các thông tin chính gửi đến cho những người tham dự có được dự kiến?;
-         Kiểm tra kiến thức : tiến hành kiểm tra sự thu nhận đúng sự thành thạo và kiến thức (trắc nghiệm hoặc cầu hỏi) ?

Triển khai
Sự ghi nhớ tốt hơn khi đào tạo và chỉ dẫn không thụ động, có nghĩa là nhờ vào các giác quan khác nhau (nghe, nhìn…) và đòi hoẻi sự tham gia tích cực của người dự đào tạo..
Bầu không khí thoải mái cũng đóng vai trò tích cực trong tiến trình ghi nhớ. Cần phải theo các giai đoạn sau khi đào tạo và chỉ dẫn:
-         Chỉ ra và diễn giãi các mục tiêu đào tạo hoặc chỉ dẫn : người ta sẽ học tốt hơn khi hiểu ý nghĩa;
-         Trình bày và diễn giải cách phải làm : rất quan trọng khi người được đào tạo hình dung tốt bối cảnh, hành vi được trình bày bởi đào tạo viên để có thê lập lại tốt hơn;
-         Người học thể hiện và diễn giải lại các thao tác do  đào tạo viên  hướng dẫn: công việc nầy cải thiện sự ghi nhớ và cho phép kiểm tra những kiến thúc đã nắm vững;
-         Kiểm tra : nên sửa các lỗi vi phạm nhưng cũng khen thưởng khi thực hiện tốt;
-         Ôn luyện : chỉ có sự lập đi lập lại các điệu bộ đã học mới bảo đảm lao động an toàn;
-         Tái kiểm tra : nhằm tránh các thói quen  kém an toàn.

Việc quyết định kiểu tài liệu nào thích hợp nhất là do doanh nghiệp.
Vài giải pháp mà doanh nghiệp phải lựa chọn như chỉ định đào tạo viên, những người được đào tạo, ngày và chủ đề đào tạo và chỉ dẫn.
Dưới đây là 3 mô hình về tài liệu đào tạo và chỉ dẫn tại doanh nghiệp (biều số 3 à 5).

Ôn luyện
Cần phải ôn tập thường xuyên các chỉ dẫn. Nên tính đến các yếu tố sau đây ::
-         Rút kinh nghiệm và đưa ra những nhận xét : rút ra bài học về điều tra TNLĐ và các hành vi kém an toàn ghi nhận được cũng như nói về các mối nguy chưa nhận biết hoặc không biết ;
-         Nghiên cứu các qui tắc và biện pháp an toàn sửa đổi hoặc mới ban hành ;
-         Khuyến khích sự cẩn thận : nhân viên phải luôn ghi nhớ các mối nguy hiện hữu và các hành vi an toàn được chấp thuận.

Tư liệu
Ghi chép có hệ thống các cuộc đào tạo và chỉ dẫn có nhiều thuận lợi :
-         Bạn chuẩn bị các thông tin hiện hành cho cuộc đào tạo chung cho nhân viên, qua đó bạn có thể dễ dàng thấy được những khiếm khuyết và lập kế hoạch tốt hơn cho đào tạo và chỉ dẫn
-         Nếu được, bạn có thể chứng minh rằng doanh nghiệp của bạn đáp ứng các yêu cầu pháp định về đào tạo và chỉ dẫn

3.3 Kiểm tra và cập nhật thường xuyên kế hoạch đào tạo và chỉ dẫn
Nên cập nhật kế hoạch đào tạo và chỉ dẫn ít nhất mỗi năm 1 lần. Phải tính đến các yếu tố sau :
-         Chức năng mới của doanh nghiệp.
-         Chức trách mới của các nhân viên trong Công ty
-         Kiến thức mới về điều tra các sự cố và tai nạn
-         Kiến thức mới về thanh tra định kỳ về an toàn
-         Các quá trình lao động mới và sửa đổi
-         Trang thiết bị lao động mới và sửa đổi,
-         Sử dụng các hoá chất độc hại mới,
-         Cập nhật kiến thức mới về xác định các mối nguy.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét