Thứ Sáu, 7 tháng 12, 2012

Xác định mối nguy và kế hoạch hoá các biện pháp trong doanh nghiệp nhỏ


Doanh nghiệp của bạn đã liệt kê một cách có phương pháp tất cả các nguyên nhân gây ra TNLĐ và các mối nguy đối với sức khoẻ của nhân viên trong lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp của họ chưa ? Các biện pháp thích hợp để bảo vệ nhân viên có được áp dụng?

Tập sách nầy trước tiên gửi đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nó giải thích cách thức làm thế nào để tiến hành tốt nhất việc xác định các mối nguy và lập kế hoạch các biện pháp cần thiết. Tài liệu còn bao gồm các phụ lục để giúp bạn đơn giản hoá công việc nầy...



Theo Luật  Bảo hiểm TNLĐ và Luật lao động, thì NSDLĐ chịu trách nhiệm chính về an toàn  và bảo vệ sức khoẻ của nhân viên trong doanh nghiệp. Họ có phận sự áp dụng các biện pháp cần thiết để phòng ngừa tai nạn nghề nghiệp và bảo vệ sức khoẻ cho nhân viên.

Tập sách nầy  hướng dẫn cho NSDLĐ biết cách thực thi nhiệm vụ của mình về việc:
·        Nhận dạng tất cả các mối nguy trong doanh nghiệp một cách có phương pháp và có cái nhìn tổng quát về vấn đề nầy,
·        Lựa chọn và thực hiện các biện pháp bảo hộ thích hợp,
·        Đánh giá đúng lúc sự cần thiết phải có tư vấn của chuyên gia về ATLĐ ( xem điểm 3).

Sử dụng kiến thức của nhân viên
Các qui định pháp lý cho phép NLĐ  được quyền tham gia tất cả các vấn đề liên quan đến an toàn lao động và bảo vệ sức khoẻ. Thật vậy, sẽ tốt hơn nếu họ có hiểu biết về các mối nguy đang hiện hữu tại nơi làm việc? Sự hiểu biết nầy là hết sức quí báu và đừng do dự khi sử dụng chúng vào việc xác định các mối nguy và lập kế hoạch các biện pháp.

Hơn nữa, sự tham gia của nhân viên vào việc xác định mối nguy và kế hoạch hoá các biện pháp còn nhằm cải thiện sự đồng thuận và sự tuân thủ các biện pháp áp dụng. Nhân viên sẽ cảm nhận tốt hơn so với sự áp đặt các biện pháp từ phía Ban giám đốc..

2. Xác định các mối nguy và kế hoạch hoá các biện pháp qua 4 giai đoạn:
·        Giai đoạn 1:
Chia nhỏ hoạt động doanh nghiệp thành các khu vực làm việc, các quá trình (công đoạn) hoặc các nhóm công việc.
Để có thể tiến hành một cách có phương pháp việc xác định các mối nguy và kế hoạch hoá các biện pháp, trước tiên doanh nghiệp phải chia nhỏ các hoạt động thành các thành phần thoả đáng và có ý nghĩa. Ví dụ về chia nhỏ :
¨      Chia nhỏ theo các khu vực hay vị trí công việc
Chẳng hạn: theo phân xưởng, theo nơi chế tạo, văn phòng;
¨      Chia nhỏ theo quá trình (công đoạn)
Thống kê theo các công đoạn của nhà máy. Ví dụ : tồn trữ, vận chuyển, đóng gói ;
¨      Chia nhỏ theo nghề nghiệp hoặc nhóm làm việc
Phân nhóm người làm cùng chung công việc (ví dụ : nhóm lắp đặt, nhóm vận hành) hoặc dựa trên sự phơi nhiểm cùng mối nguy như nhau. Sự phân chia nầy phải thích hợp để đánh giá các vị trí công việc lưu động.

·        Giai đoạn 2:
Thống kê theo các hoạt động, các trang thiết bị và các chất sử dụng
Doanh nghiệp thống kê và điền vào danh mục các mối nguy (xem phụ lục 2) tất cả các mối nguy hiện hữu đối với mỗi khu vực làm việc, mỗi quá trình hoặc mỗi nhóm làm việc. Nhằm chỉ ra:
¨      Các hoạt động ( ví dụ : công việc với máy mài xách tay, cưa dây),
¨      Các trang bị làm việc ( như cưa vòng bằng thép, thang di động, đường lưu thông).
¨      Các chất hiện đang sử dụng (như sơn, hoá chất vệ sinh, acid) hoặc các chất sản sinh (như hơi, bụi, gaz).

·        Giai đoạn 3:
Nhận dạng các mối nguy và sự bất tiện.
Cần nhận biết các mối nguy và sự bất tiện gắn liền với các hoạt động, các trang thiết bị và các chất đã liệt kê.
Doanh nghiệp có thể nhờ vào danh mục kiểm soát , phiếu dữ liệu an toàn hoặc các bảng chỉ dẫn.v.v…Tài liệu được sử dụng phải ghi rõ trong danh mục các mối nguy (xem phụ lục 2). Các bảng mối nguy theo phụ lục 1 có thể cấu thành một tài liệu trợ giúp.
Đừng quên hỏi nhân viên về các nguy cơ tiềm ẩn. Cách sử dụng đúng danh mục kiểm soát là : Ban giám đốc không tự  điền vào danh mục mà phải biết kết hợp với những người có liên quan.

¨      Cần liệt kê tất các các mối nguy, kể cả những gì lần đầu tiên nhìn thấy tưởng chừng vô hại. Phải nghĩ đến các mối nguy xuất hiện trong lúc tiến hành các công việc đặc biệt (như vệ sinh, sửa chữa, bảo dưỡng).

¨      Tư liệu : Doanh nghiệp có thể dựa vào nhiều tài liệu khác nhau để hổ trợ, khi tiến hành xác định mối nguy và lập kế hoạch các biện pháp:

¨      Danh mục kiểm soát.
Mỗi danh mục kiểm soát xử lí một chủ đề riêng biệt, chẳng hạn như máy nén thủy lực, hàn, bốc xếp thủ công, sự hội nhập công việc đối với nhân viên mới. Chúng giúp làm sáng tỏ thêm các điểm yếu của Công ty.
Các danh mục kiểm soát nầy chỉ ra không những các mối nguy và sự gò bó tiềm ẩn mà còn chỉ ra các giải pháp loại bỏ hoặc giảm nhẹ chúng.

¨      Bảng chỉ dẫn và phiếu dữ liệu an toàn
Bảng chỉ dẩn sử dụng của các máy móc, thiết bị làm việc cũng như các phiếu dữ liệu an toàn hoá chất chỉ ra các mối nguy hiện hữu, hàm chứa các lời khuyên về an toàn và thông tin cho chúng ta về các biện pháp bảo vệ. Nếu bạn không có được các bảng chỉ dẫn và các dữ liệu an toàn hoá chất (MSDS) hoặc có không đầy đủ, bạn hãy yêu cầu các nhà cung cấp bổ khuyết cho bạn. Một bản mẫu phải luôn tìm thấy ở nơi làm việc có liên quan.

¨      Các chỉ thị và tờ tin.
Nhìn chung, đó là những công bố chính thức về thể chế liên quan đến an toàn và bảo vệ sức khoẻ. Chúng thường chỉ định về 1 chủ đề đặc thù, về những mối nguy tiềm tàng và các biện pháp bảo vệ tương ứng. Chúng được đặc biệt sử dụng khi có sự lựa chọn các biện pháp bảo vệ
(Xem giai đoạn 4).

·        Giai đoạn 4:
Sử dụng các biện pháp thích hợp
¨      Chọn các giải pháp thoả đáng
Đơn giản nhất là sử dụng các biện pháp bảo hộ ghi sẵn trong các tư liệu, với điều kiện nắm vững các tài liệu nầy và chúng phải được xem xét đầy đủ về nhiều mặt.
Trường hợp ngược lại, doanh nghiệp phải tự xác định các biện pháp áp dụng với sự cộng tác của nhân viên.
Qui trình:
1.     kiểm tra xem nếu các mối nguy có thể loại bỏ bởi việc đưa vào áp dụng các quá trình hoặc các hóa chất an toàn hơn (ví dụ : thay thế sản phẩm có chứa dung môi bởi sản phẩm không dung môi, sử dụng máy nén ít ồn thay cho các búa khi làm việc với các tấm kim loại);
2.     các biện pháp kỹ thuật (ví dụ bảo vệ thân thể, thông gió);
3.     các biện pháp tổ chức (ví dụ sửa đổi giờ giấc làm việc, huấn luyện và chỉ dẫn, luân chuyển nhiệm vụ, kế hoạch bảo dưởng);
4.     các biện pháp cá nhân hoặc hành vi ứng xử (như sử dụng các trang bị bảo vệ cá nhân, có hành vi phù hợp với qui tắc an toàn).

Kiểm tra sự thích đáng các biện pháp đã chọn
Trả  lời các câu hỏi dưới đây, doanh nghiệp có thể kiểm tra tính thoả đáng của các biện pháp bảo hộ đã được chọn.
*       Biện pháp sử dụng có  cho phép loại bỏ hoặc giảm mạnh mối nguy ?
*       Có xác lập các biện pháp cho những mối nguy mới xuất hiện?
*       Tính hiệu quả của các biện pháp phải được kiểm chứng bằng đo lường (như độ ồn, bụi)?
*       Biện pháp áp dụng có những hệ quả nào ảnh hưởng đến nhân viên? Đã có trao đổi, thảo luận các biện pháp nầy với nhân viên chưa?
*       Các biện pháp bổ sung (hướng dẫn định kỳ, bảo trì đều đặn,v.v…) là cần thiết để làm tăng tính hiệu quả, bền vững? Có ấn định thời hạn cho các biện pháp bổ  sung?
*       Các biện pháp tức thì ( như thông tin đến nhân viên, biển cảnh báo, giới hạn tạm thời  lối vào) có được áp dụng trong lúc chờ đợi các giải pháp được chọn?

Soạn thảo kế hoạch các biện pháp
Các biện pháp không thể thiếp lập ngay tức thường không phải do các lý do về tài chính hoặc tạm thời, mà là do bị quên lãng. Đó là lý do tại sao  ta nên ghi chép tất cả các biện pháp lên kế hoạch (xem phụ lục 3) cũng như ghi rõ thời hạn và trách nhiệm thực hiện.
Sử dụng bản kế hoạch các biện pháp nầy cũng rất thuận tiện : một mặt , giúp ta có cái nhìn tổng thể, mặt khác dễ dàng hơn trong việc ấn định mức độ ưu tiên và tài liệu hoá hoạt động của doanh nghiệp về an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp.

Ứng dụng các biện pháp và kiểm tra chúng
Một biện pháp chỉ hiệu quả khi chúng được áp dụng đúng đắn. Do vậy, cần phải kiểm tra việc áp dụng các biện pháp đã lựa chọn. Các kiểm soát nầy là qui định bắt buộc trong kế hoạch các biện pháp (phụ lục 3).

3. Kiến thức căn bản và chuyên môn cần thiết

Kiến thức căn bản
Để thực hiện đúng đắn việc xác định các mối nguy  và kế hoạch hoá các biện pháp, doanh nghiệp phải có các kiến thức cơ bản về an toàn lao động và bảo vệ sức khoẻ, tức là NSDLĐ phải có nắm vững lĩnh vực nầy, còn nhân viên thì phải trãi qua huấn luyện để đảm đương chức trách của một điều phối viên an toàn.
Các kiến thức căn bản cần được đào tạo như sau :
·        Khoá học theo chuyên ngành (đào tạo theo khuôn khổ giải pháp chuyên ngành);
·        Đào tạo liên tục (đào tạo đốc công) theo vị trí công việc, có khảo hạch kiến thức.

Kiến thức chuyên môn
Khi tình huống yếu cầu, doanh nghiệp phải nhờ sự tư vấn của các bác sĩ lao động và các chuyên gia về an toàn (MSST) theo điều 11a của Thông tư về phòng ngừa tai nạn. Nhất là khi doanh nghiệp không có đủ kiến thức và kinh nghiệm cần thiết hoặc không đủ các tư liệu để xác định các mối nguy và kế hoạch hoá các biện pháp
Các chuyên gia về an toàn cũng phải được đào tạo theo Thông tư về phẩm chất, năng lực của chuyên gia an toàn.

4.Theo dỏi các biện pháp

Thanh tra về an toàn
Một phương pháp được những thanh tra viên an toàn nội bộ doanh nghiệp thử nghiệm để đánh giá các mối nguy hiện hữu . Chúng dựa trên hành vi ứng xử của nhân viên. Thật vậy, nhờ vào quan sát và trao đối, thảo luận với nhân viên về các vị trí công việc, Ban giám đốc có thể biết  được những lổ hổng, khiếm khuyết về mặt an toàn và tổ chức. Đôi lúc, họ có thể sửa sai lên khu vực và vị trí có vấn đề. Thường là thảo luận theo nhóm trước khi ấn định một biện pháp trung gian. Phải bảo đảm việc tiến hành thanh tra về an toàn ít nhất là 3 đến 4 lần trong năm.

Kết quả thanh tra sẽ còn tốt hơn, nếu nhân viên được huấn luyện về các mục tiêu và lợi ích của các kiểm soát nầy và  chúng cũng được thực thi một cách có phương pháp và tâm lý. Hảng Suva soạn thảo chủ đề nầy trong tập sách « Thanh tra an toàn nội bộ doanh nghiệp. Một phương tiện hữu hiệu để cải tiến an toàn tại nơi làm việc”

Kiểm tra định kỳ
Cần kiểm tra thường xuyên mọi mặt  và  thoả đáng việc xác định các mối nguy và lập kế hoạch các biện pháp. Một sự kiểm soát và cập nhật bao hàm các trường hợp sau :
·        mua sắm trang thiết bị lao động mới,
·        sự đưa vào sử dụng các hoá chất mới,
·        các sửa đổi về cách tiến hành công việc,
·        các sự cố,
·        các tai nạn dẫn tới các thiệt hại vật chất,
·        các tai nạn lao động,
·        bệnh nghề nghiệp và bệnh khác liên kết với một hoạt động nghề nghiệp.

Ấn bản của Suva về «Điều tra tai nạn nội bộ doanh nghiệp, tránh sự tái diễn » diễn giải cách làm thế nào để phân tích tai nạn, sự cố, bệnh nghề nghiệp và các thiệt hại về vật vất một cách có phương pháp.

Phụ lục 1
Bảng mối nguy

No
Các mối nguy


01
Mối nguy cơ khí
Các thành phần chuyển động không có che chắn bảo vệ
Vùng cán, cưa, va chạm, cắt, đục thủng, kéo, ngoạm
Các thành phần có bề mặt nguy hiểm
Cạnh góc, bén nhọn, sần sùi, xương cá
Phương tiện vận tải và phương tiện làm việc di động
Treo móc, va đụng, mất thăng bằng, cán
Các thành phần không kiểm soát sự chuyển động
Sự mất thăng bằng, sự lúc lắc, sự lăn, quay tròn, sự trượt, các vật văng bắn
Vật rơi

Chất lỏng dạng nén
Gaz, hơi, dầu nhớt, bộ tích lủy điện (accu)
02
Rơi, vấp ngã
Làm việc trên cao
Thang, lan can, sàn nâng
Cửa tầng hầm

Đi đứng

Bề mặt trơn trợt

Không ngăn nắp
Cáp , ống
Không đủ ánh sáng
Sương mù, khói
03
Mối nguy điện
Điện áp

Tỉnh điện

Đoản mạch, quá tải,hồ quang điện

04
Chất độc hại (hoá, sinh)
Gaz, hơi áp
Chất lỏng
Chất rắn
Chất gây ngộ độc, chất gây ung thư, chất sinh khí độc, gây dị ứng, ăn mòn, vi sinh vật, vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm…
05
Cháy nô’
Chất lỏng, bụi, gaz, chất rắn
Nổ áp suất.
Thuốc nổ
Nguồn cháy
Dung môi, gaz nén lỏng
Nhiên liệu
Chất cháy
06
Mối nguy nhiệt
Nơi làm việc quá nóng hoặc quá lạnh
Ngọn lửa toả nhiệt, bề mặt nóng hoặc lạnh,  chất lỏng nóng hoặc lạnh, hơi nóng, tác nhân làm lạnh , văng bắn nóng hoặc lạnh
07
Sự không thoải mái do yếu tố vật lý
Ồn

Liên tục, xung động
Siêu âm, hạ âm
Dẫn truyền trong không khí hoặc bởi chất rắn
Tia bức xạ không ion hoá
-        Tia cực tím
-        Tia laser
-        Điện từ trường
Sự khô cứng của tia cực tím, hàn hồ quang điện
Laser và laser lưởng cực
Điện từ trường xoay chiều ( tần số cao và thấp)
Tia bức xạ ion
Tia X, chất phóng xạ
Tuột áp và dư áp
Sự biến đổi áp suất trong khai thác mỏ, công việc trong đường hầm, áp suất không khí ở độ cao
08
Sự không thoải mái liên quan đến môi trường
Khí hậu, không ôn hòa
Am độ không khí
Sự nóng, ẩm tại nơi làm việc
Nóng. lạnh

09
Sự không thoải mái đối với cơ quan vận động
Tư thế gò bó


Tư thế nặng nhọc

Nâng  vác tải

Hoạt động lập đi lập lại
Di chuyển đoạn đường ngắn lập đi, lập lại có liên hệ với bốc xếp hàng tải

Rung
Rung toàn thân, bàn tay hoặc tay

10
Sự bất tiện
Lao tâm, lao lực
Áp lực thường xuyên, sự tập trung thường xuyên, tâm lí trách nhiệm quá mức, thừa năng lực hoặc thiếu năng lực

Hoạt động quá lập đi lập lại
Các công việc sáo mòn không cần tri thức tự, các công việc phản ảnh và lập kế hoạch

Hoạt động không đầy đủ, đơn điệu
Công việc chỉ nghĩ đến thực thi (hình rập)
Công việc chỉ nghĩ đến kiểm tra, ví dụ sự tập trung thường xuyên khi giám sát việc cài đặt tự động

Giới hạn nhân công và tính quyết định quá yếu
Làm việc theo dây chuyền.
Yêu cầu của khách hàng (tổng đài  điện thoại)

Gánh nặng xúc cảm khi giao tiếp khách hàng hoặc người bệnh


Điều kiện xã hội bắt buộc
Đồng nghiệp, cấp trên, sự kỳ thị phân biệt, sự quấy rối tinh thần

11
Hành động không mong đợi
Đoản mạch cơ cấu điều khiển hoặc  hư hỏng khoá cảnh báo


Sự loạn năng của hệ thống điều khiển

12
Sự sai sót trong cung cấp năng lượng

Sự loạn năng về cung cấp năng lượng


13
Tổ chức công việc

Thiếu năng lực hoặc không thích ứng


Thông tin, đào tạo và chỉ dẫn chưa đủ

Tài liệu, huấn luyện hoặc thông tin không đủ hoặc không có
Rào cản về ngôn ngữ

Sự đứt đoạn và rối loạn thường xuyên


Quyền hạn và trách nhiệm xác định chưa tốt


Sự thiếu vắng các phản ứng
Kiểm soát chất lượng chỉ do bên ngoài

Sự không được tham gia của nhân viên


Vị trí công việc đơn độc


Giờ làm việc không thích hợp
Làm việc theo ca, làm việc đêm, giờ làm việc không thường xuyên, sửa đổi giờ làm việc ngắn hạn

N°Dangers ExemplesDangers Exemples
Phụ lục 2

Nhận diện mối nguy
Doanh nghiệp:

Ngày:

Bộ phận, quá trình, nhóm làm việc:

Người lập:



Hoạt động, thiết bị làm việc, chất sử dụng
Các mối nguy
Tài liệu (danh mục kiểm soát, phiếu dữ liệu an toàn, chỉ thị, văn bản…)

Các biện pháp
Yêu cần tư vấn bên ngoài

Cần
không
cần





















Phụ lục 3
Kế hoạch các biện pháp
Biện pháp thực hiện
Thời hạn
Phụ trách thực thi
Ghi chú
Kiểm tra

Ngày
Ký tên
Ngày
Ký tên


























Phụ lục 4
Ví dụ của 01 garage
Ví dụ của 1 garage minh hoạ cách làm thế nào để phân chia các hoạt động của doanh nghiệp thành các khu vực làm việc. Ví dụ về 1 xưởng chỉ ra làm thế nào để xác định mối nguy

Garage AutoRep AG: sự phân chia các khu vực


Khu vực làm việc:
A:        hàng rào doanh nghiệp
B:        đường vào
C:        chỗ đậu và gửi xe
D:        tiếp tân, văn phòng, hành chánh
E:        gian trưng bày
F:         các phân xưởng
G:        trạm rửa xe
H:        kho tàng
I:          bồn chứa chất độc hại
J:         cabine phun sơn
K:        xưởng gò, hàn
L:         nạp và dự phòng pin, bình accu
M:        gian máy gió nén
N:        thiết bị nhiệt và gió
O:        xưởng học việc
P:        thùng chứa các thiết bị cũ
Q:        chứa dầu đã sử dụng
R:        trạm xăng


Phụ lục 4
Ví dụ ở 1 phân xưởng (Xác định các mối nguy)


Công ty: AutoRep AG

ngày:

Bộ phận, quá trình, nhóm làm việc:

Người lập:



Hoạt động, thiết bị làm việc, chất sử dụng
Mối nguy
Tài liệu (danh mục kiểm soát, phiếu dữ liệu an toàn, chỉ thị, văn bản…)

Biện pháp
Kêu gọi tư vấn?

cần
không

Máy trục hàng 1 (sàn nâng)

-     Chiếu cao xe
-     Sự gảy vở bộ phận treo
-     Danh mục Suva 67102.f «Máy nâng xe»
-     Brochure CFST 6203.f «Tai nạn xảy ra không do ngẩu nhiên! » Thông tin liên quan đến an toàn lao động trong xưởng sửa chữa và bảo dưởng xe ô tô »
-     Sử dụng danh mục và áp dụng các biện pháp xác định
-     Ap dụng các biện pháp có trong brochure

x
Lắp và gở các bình điện
-     Chất ăn da (acide)
-     Nổ (tia lửa)
-     Đoản mạch giữa thùng xe và cực dương
-     Tư thế không thích hợp gây bất tiện (gở các bình điện)
Dữ liệu an toàn hoá chất
Danh mục kiểm soát Suva 67084.f «Acides và baz»






Danh mục kiểm soát Suva 67090.f «Tư thế làm việc đúng»
Brochure Suva 44018.f «Nâng và mang tải đúng»
- áp dụng các biện pháp đã có trong MSDS và danh mục kiểm soát
- không có vật thể dễ cháy
(cấm hút thuốc)
- đào tạo qui trình đúng để lắp và gở các mắc nối điện
- sử dụng danh mục và áp dụng các biện pháp xác định

- sử dụng thiết bị nâng

- sử dụng thiết bị bảo vệ để che chở

X


X

X

X


X

X


Nhấc các guốc phanh có chứa amiăng

Mối nguy tăng thêm bởi các nối nguy gắn liền với thay các guốc phanh : guốc phanh có chứa a-mi-ăng

Chỉ dẫn bởi chuyên gia vệ sinh lao động


v.v...











Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét