Chủ Nhật, 10 tháng 3, 2013

Chất độc hại - Điều phải biết !

Chất độc hại

Điều phải biết !



1. Ghi nhãn



Các hoá chất và chế phẩm được đóng gói và ghi nhãn phù hợp với mức độ nguy hiểm của nó.

  • Trên bao bì có in biểu tượng nguy hiểm và các chỉ định về mối nguy tương ứng
  • Các thông tin bổ sung về chất độc hại phải sẵn có. Nội dung súc tích trên nhãn và chi tiết trên phiếu dữ liệu an toàn (MSDS: Material Safety Data Sheet)
  • Các biểu tượng rủi ro ghi trên nhãn chỉ ra mức độ độc hại của chất đó. 
  • Các lời khuyên chỉ định phải làm gì để an toàn khi tiếp xúc với chất độc hại.
  • Các phiếu dữ liệu an toàn (MSDS) chứa đựng các thông tin về bảo vệ sức khoẻ, an toàn lao động và bảo vệ môi trường
  • Lưu ý: Chất không ghi nhãn an toàn không hẵn là chất không độc hại

    2. Biểu trưng và dấu hiệu nguy hiểm.
    Chất cực độc (acide cyan-hydrique, acide fluorhydrique (> 7 %)…) 




    Chất độc (chlore, méthanol)


    Chất xếp vào lớp độc ít
    (dichlorométhane, toluène…) 



    Chất ăn mòn da (hydroxyde de sodium, acide sulfurique (> 15 %)…) 



    Chất gây dị ứng (carbonatede sodium, eau de javel…) 



    Chất rất dễ cháy (hydrogène, acétylène)



    Chất dễ cháy (essence, éthanol…) 



    Chất gây cháy (nitrate de potassium, peroxyde d’hydrogène (> 60 %)…)



    Chất nổ (nitrate de cellulose, acide picrique…) 



    Chất độc hại đối với môi trường (chlorofluoro carbones (CFC)…) 



    3. Mua sắm, sử dụng và bảo quản
    Lời khuyên:
    1. Thay thế các chất độc hại bằng các chất ít độc hơn.

    2. Chỉ mua với số lượng cần thiết. Mua các chất độc hại nhiều hơn nhu cầu sẽ dẫn đến tốn kém do dư thừa, phải chi phí bảo quản, gây phơi nhiễm và gây ô nhiễm cho môi trường khi tiêu hủy chúng.


    3. Sản phẩm tuyệt đối phải có ghi nhãn 

       
    4. Tránh để lẫn lộn, dễ gây nhầm lẫn.

    4. Bảo quản nơi chắc chắn 




    5. Loại bỏ đúng qui định (hoá chất thừa, bao bì, vật chứa…) 

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét