Để khởi đầu tốt công việc mới
1. Bạn
có biết…
Các
biểu đồ chỉ ra rằng những rủi ro tai nạn tăng cao trong tháng đầu tiên ở những
người mới so với những người có thâm niên từ 2 năm trở lên.
Đối với một công việc mới,
rủi ro của bạn sẽ cao hơn 50% so với các
đồng nghiệp có kinh nghiệm và lâu năm?
Hãy theo những lời khuyên
sau đây, bạn sẽ cải thiện hiệu quả sự an toàn của bạn.
2. Bạn có biết các mối nguy?
Chúng
có thể có ở nơi làm việc mới của bạn, các mối nguy mà bạn không thể biết ngay
tức thời. Hãy hỏi sếp và các đồng nghiệp của bạn để biết các mối nguy nào đang
rình rập bạn!
3. Hãy hỏi!
Thiếu tự tin lúc ban đầu là hoàn toàn bình thường. Hãy đặt câu hỏi khi điều gì chưa biết
rõ. Không ai xấu hổ vì điều nầy hết!
4. Hãy yêu cầu cung cấp các tài liệu bằng văn bản.
Lúc ban
đầu, bạn thường phải đối mặt với một núi thông tin. Bạn có thể không nhớ hết toàn bộ:
- Bạn nên biết sự
hiện hữu của các tài liệu hướng dẫn bằng văn bản (như hướng dẫn CV, catalogue…)
- Hãy ghi chép sổ
tay, nếu cần!
5. Hãy
tự dành thời gian cho mình!
Sự hấp tấp, vội vả không khiến công việc sẽ nhanh hơn mà còn khiến rủi ro tăng cao. Hãy dành đủ thời gian cho mình khi làm các công
việc mới, không nên tự thúc bách mình. Tự động hóa và thiết bị bảo hiểm cũng rất
hữu dụng để giảm các nguy cơ rủi ro tai nạn.
6. Yêu
cầu sự chỉ dẫn.
Chỉ làm việc với máy móc và
công cụ mà bạn biết chắc là sẽ an toàn cho chính bạn.
Hãy yêu cầu sự chỉ dẫn khi
có điều gì mà bạn còn mơ hồ, chưa rõ. Các tai nạn xảy ra thường đi liền với sự cố về máy móc,
thiết bị. Hãy tham vấn để biết mình phải làm gì trong trường hợp khẩn cấp và ai là người có
thể giúp bạn.
7. Sắp xếp công việc xen
kẻ
Nếu có thể, hãy sắp xếp tiến
trình công việc của bạn theo kiểu: làm những công việc đơn giản, thường ngày xen
kẻ với các công việc mới và có yêu cầu cao.
Hãy lưu vào danh bạ điện thoại tên và
số điện thoại của những người mà bạn có thể tham vấn:
8. Bạn đã biết các quyền và nghĩa vụ của mình?
Theo Luật lao động Việt Nam , Cty
phải:
1. Trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ
cá nhân và thực hiện các chế độ khác về an toàn lao động, vệ sinh lao động đối
với người lao động theo quy định của Nhà nước;
2. Cử người giám sát việc thực hiện các
quy định, nội quy, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động trong doanh
nghiệp; phối hợp với công đoàn cơ sở xây dựng và duy trì sự hoạt động của màng
lưới an toàn và vệ sinh viên;
3. Xây
dựng nội quy, quy trình an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với từng
loại máy, thiết bị, vật tư kể cả khi đổi mới công nghệ, máy, thiết bị, vật tư
và nơi làm việc theo tiêu chuẩn quy định của Nhà nước.
4. Tổ
chức huấn luyện, hướng dẫn các tiêu chuẩn, quy định, biện pháp an toàn lao
động, vệ sinh lao động đối với người lao động;
5. Tổ
chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động theo tiêu chuẩn chế độ quy định;
Và các nghĩa vụ chính của
bạn:
Bạn phải:
1. Chấp hành các quy định, nội quy về an toàn lao động, vệ
sinh lao động có liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao;
2. Phải sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân
đã được trang cấp, các thiết bị an toàn, vệ sinh nơi làm việc, nếu làm mất hoặc
hư hỏng thì phải bồi thường;
3. Phải báo cáo kịp thời với
người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây tai nạn lao động , bệnh nghề
nghiệp, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm, tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả
tai nạn lao động khi có lệnh của người sử dụng lao động
9. Hãy tự tin
Hãy nghỉ đến tất cả những gì bạn đã trãi nghiệm với sự
thành công trong cuộc sống. Điều
nầy giúp tăng thêm sự tự tin cho bạn...
Theo Suva.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét