Thứ Tư, 5 tháng 12, 2012

Đánh giá rủi ro: 5 bước thực hiện


Bước 1: Nhận diện mối nguy (Hazard identification)


Khi bạn làm việc hàng ngày ở một nơi, ta có thói quen dễ dàng bỏ qua một số mối nguy, vì vậy một số mẹo sau đây để giúp bạn xác định những vấn đề đó


• Đi bộ xung quanh nơi làm việc và tìm kiếm những gì mà bạn có thể cho rằng nó sẽ gây ra thiệt hại.

• Yêu cầu nhân viên hoặc người đại diện nhân viên tại nơi làm việc nêu những gì suy nghĩ về các mối nguy tại nơi họ làm việc. Họ sẽ báo cho bạn những điều mà bạn không thể ngay lập tức nhận biết được. 
• Nếu bạn là một thành viên của một hiệp hội nghề nghiệp, hãy liên hệ với họ để có những chỉ dẫn rất hữu ích.
• Kiểm tra sách hướng dẫn vận hành hoặc dữ liệu an toàn hoá chất (MSDS) của nhà sản xuất HOẶC cung cấp các hóa chất, thiết bị, sẽ có nhiều thông tin rất hữu ích về các mối nguy liên quan đến sản phẩm mà chính họ cung cấp.
• Xem xét lại hồ sơ tai nạn và các hồ sơ y tế của Công ty bạn, cách này thường giúp xác định các mối nguy trong lịch sử nhưng cũng ít rõ ràng hơn.
Hãy lưu ý các mối nguy hiểm về lâu dài đến sức khỏe như bệnh nghề nghiệp (ví dụ như mức độ cao của tiếng ồn hoặc tiếp xúc với chất độc hại) cũng như các mối nguy hiểm về an toàn.


Bước 2: Xem ai là người có thể bị tổn thương và mức độ tổn thương như thế nào? 

Đối với mỗi một mối nguy, bạn cần phải xác định rõ ràng về ai, người nào có thể bị tổn thương, cách này sẽ giúp bạn cách quản lý và kiểm soát tốt nhất các rủi ro có thể xảy ra. 
Làm điều nầy không có nghĩa là bạn phải liệt kê danh sách tất cả mọi người bằng tên họ cụ thể, mà là xác định các nhóm làm việc bị ảnh hưởng (ví dụ: người làm công việc việc tại nơi đó hay những người thường xuyên đi ngang qua đó).
Ghi nhớ:
• Cần lưu ý đến một số dạng công nhân theo từng yêu cầu cụ thể, ví dụ như lao động mới tuyển và trẻ, bà mẹ mới sinh hoặc mang thai, người khuyết tật theo những nguy cơ cụ thể. Điều nầy là rất cần thiết đối với số đối tượng phơi nhiễm với các mối nguy hiểm;
• Lưu ý các công nhân vệ sinh, khách tham quan, nhà thầu, công nhân bảo trì, vv, những người này có thể là những đối tượng có mặt không thường xuyên tại nơi làm việc;
• Các đồng nghiệp lân cận cũng có thể bị tổn thương do hoạt động của bạn; bạn sẽ cần phải suy nghĩ xem công việc của bạn có ảnh hưởng như thế nào đến những người đang hiện diện, cũng như cách làm việc của họ sẽ ảnh hưởng đến bạn hoặc nhân viên của bạn như thế nào?
• Hãy yêu cầu nhân viên của bạn suy nghĩ thêm và chỉ ra bất cứ điều gì và những ai có thể bị tác động, ảnh hưởng mà bạn đã bỏ quên trong quá trình xem xét.
• Trong mỗi trường hợp, bạn phải xác định làm thế nào mà họ có thể bị tổn hại, loại và mức độ chấn thương hoặc bệnh tật nào có thể xảy ra cho họ. 

Bước 3: Đánh giá các rủi ro và đề ra các biện pháp phòng ngừa

Sau khi phát hiện các mối nguy, bạn quyết định sẽ phải làm gì. Luật pháp luôn yêu cầu bạn làm tất cả mọi thứ để bảo vệ tốt nhất cho người lao động của bạn. 

Đầu tiên, hãy nhìn vào những gì bạn đã làm được, nghĩ về những điều mà bạn có, trong địa điểm và cách thức có thể của tổ chức. Sau đó, so sánh điều này với các chuẩn mực và xem xem bạn nên làm điều gì để đạt đến chuẩn. 
Bạn hãy tự trả lời 02 câu sau đây trong phần tự vấn đáp:
• Tôi có thể hoàn toàn thoát khỏi mối nguy đó không? (Loại bỏ hẳn mối nguy)
• Nếu không, làm sao tôi có thể kiểm soát những rủi ro và tác hại của nó?

Khi kiểm soát rủi ro, bạn hãy áp dụng các nguyên tắc dưới đây (nếu có thể) theo trình tự sau:
• Thử một lựa chọn ít rủi ro nhất (ví dụ chuyển sang sử dụng một loại chất ít độc hại hơn chất ta đang sử dụng);
• Ngăn ngừa sự tiếp cận hoặc phơi nhiễm với các mối nguy hiểm (ví dụ rào chắn bảo vệ nơi nguy hiểm);
• Tổ chức, sắp xếp công việc theo cách nào đó để giảm thiểu tiếp xúc, phơi nhiễm với mối nguy (ví dụ phân chia lối đi giữa người đi bộ và các phương tiện giao thông);
• Trang bị các phương tiện bảo hộ cá nhân (ví dụ như quần áo, giày dép, kính vv)
• Cung cấp các công trình phúc lợi (ví dụ như các phương tiện sơ cứu, bồn nước rửa cấp cứu để loại bỏ các chất độc hại, ô nhiễm).

Cải thiện sức khỏe và an toàn không cần thiết phải chi phí nhiều. Ví dụ, đặt một tấm gương về một góc mù có thể giúp ngăn ngừa tai nạn xe cộ là một đề phòng với chi phí thấp để tránh các rủi ro.

Ngược lại, thiếu biện pháp phòng ngừa có thể làm chi phí của bạn tăng lên rất nhiều một khi có tai nạn xảy ra.

Liên quan đến nhân viên, bạn có thể chắc chắn rằng những gì mà bạn đề xuất có được áp dụng trong thực tế và có chắc chắn là sẽ không dẫn tới bất cứ mối nguy hiểm mới nào không?

Bước 4: Ghi chép những phát hiện của bạn và cách khắc phục

Đưa các kết quả đánh giá rủi ro của bạn vào thực tế, sẽ tạo nên sự khác biệt khi con người và doanh nghiệp của bạn nhận biết được điều nầy.
Biên soạn các kết quả của đánh giá rủi ro và phổ biến, truyền đạt đến nhân viên của bạn, đồng thời khuyến khích họ làm điều này. 

Chúng ta không mong đợi một đánh giá rủi ro thật hoàn hảo - nhưng nó phải phù hợp và đầy đủ. Minh họa bằng ví dụ cụ thể để bạn có thể thấy rằng:
• Một kiểm tra thích hợp đã được thực hiện ở doanh nghiệp;
• Những người có thể bị ảnh hưởng đã được bạn tham vấn ;
• Tất cả các mối nguy đáng kể, rõ ràng… đã được xử lý và có tính đến số nhân viên có thể tham gia;
• Có các biện pháp phòng ngừa hợp lý đối với các nguy cơ còn thấp, 
• Mối liên quan giữa bạn và nhân viên của bạn hoặc người đại diện của họ trong tiến trình đánh giá rủi ro.
• Có sẵn một mẫu đánh giá rủi ro để bạn và nhân viên của bạn tiện dụng.

Nếu như bạn thấy rằng có khá nhiều việc cần phải cải tiến , bạn không nên cố gắng làm mọi thứ cùng một lúc. Lập kế hoạch hành động để ứng phó với những tình huống quan trọng nhất là điều trước tiên nếu xét theo mức độ ưu tiên. 

Một kế hoạch hành động tốt thường bao gồm những điều như sau:
• chi phí rẻ hoặc dễ dàng cải tiến được nhanh chóng thực hiện trước, có thể như là một giải pháp tạm thời cho đến khi bạn có nhiều kiểm soát đáng tin cậy hơn;
• giải pháp dài hạn cho những rủi ro cao nhất có thể gây ra tai nạn hay bệnh tật;
• giải pháp dài hạn cho những rủi ro tiềm tàng với những hậu quả tồi tệ nhất;
• sắp xếp cho nhân viên được đào tạo về các rủi ro đang hiện hữu và cách thức kiểm soát chúng;
• thường xuyên kiểm tra để đảm bảo rằng các biện pháp kiểm soát đang được thực hiện tại chỗ; và
• chỉ rõ về trách nhiệm về những hành động của những người nào và vào lúc nào.
Hãy nhớ rằng, ưu tiên giải quyết những điều quan trọng nhất là đầu tiên. Khi bạn hoàn thành từng hành động, hãy đánh dấu nó trên bảng kế hoạch thực hiện của bạn.

Bước 5: Đánh giá rủi ro và sự cần thiết cập nhật lại đánh giá rủi ro của bạn 

Rất ít nơi làm việc luôn vẫn tồn tại như cũ, vì sớm hay muộn bạn sẽ mang về những thiết bị, những chất hoặc thay đổi qui trình, cách thức làm việc, nên có thể dẫn đến những mối nguy hiểm mới. 

Nó có ý nghĩa là để xem xét những việc bạn đang làm trên dựa trên tính liên tục về mặt thời gian. Vì vậy, hàng năm bạn nên xem lại là bạn đang ở mức nào, nhằm đảm bảo rằng bạn vẫn còn tiếp tục cải thiện hoặc chí ít là không trượt trở về mức cũ.

Hãy nhìn vào các bảng đánh giá rủi ro của bạn. Đã có thay đổi ư? Có những cải tiến vẫn cần phải làm ư? Có vài nhân viên của bạn nhận ra thêm một vấn đề mới ư? Bạn và nhân viên của mình có điều gì cần nhớ hoặc đã học được gì từ các vụ tai nạn vừa mới xảy ra? Hãy chắc chắn rằng các đánh giá nguy cơ của bạn vẫn liên tục được cập nhật.

Khi công việc của doanh nghiệp đang trôi chảy, người ta có thể quá dễ dàng để quên những việc xem xét, đánh giá rủi ro– nhưng đến khi phát hiện một điều gì đó đã sai lệch thì nó quá trễ. 

Tại sao bạn không dành một ngày để xem xét và đánh giá lại các rủi ro? Viết và lưu ý nó vào hồ sơ cập nhật của bạn như là một sự kiện hàng năm.

Còn trong năm, nếu có một thay đổi gì đáng kể, đừng chờ đợi, hãy kiểm tra và đánh giá rủi ro của bạn và nếu cần thiết, hãy sửa đổi nó. Tốt nhất nếu có thể, là khi bạn đang lập kế hoạch thay đổi điều gì đó thì hãy suy tính thêm về đánh giá rủi ro - đó là cách bạn làm cho mình linh hoạt hơn.

Chúc các bạn thành công.
Hữu Nghĩa lược dịch từ http://www.hse.gov.uk/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét