1. Tình hình khủng hoảng ở Mỹ
Đối
với những người theo dõi kinh tế
Mỹ, những yếu kém của nền kinh
tế này đã bộc lộ rõ từ
trước năm 2000 nhưng đến nay mới
bùng nổ. Thiếu hụt cán cân
thanh toán nước ngoài đã tới
trên 400 tỷ từ 2000, trên 4% GDP và
tiếp tục tăng mức thiếu hụt, đạt
811 tỷ năm 2006 bằng 6% GDP. Năm 2007, đồng
đô la mất giá, có làm giảm
mức thiếu hụt xuống 734 tỷ nhưng
cũng ở mức rất cao. Các nước
khác nếu thiếu hụt ở mức 3% GDP
thì đã phải lo lắng bằng mọi
cách nhằm điều chỉnh để giảm
mức thiếu hụt này.
Nền
kinh tế Mỹ trong hơn 10 năm, có lợi
thế là được sự tin tưởng
của cả thế giới, nên tiền đổ
vào để cho dân chúng đầu tư
và tiêu sài. Để dành của
dân chúng vào năm 2006 chỉ có
34 tỷ, gần như 0% GDP, và tỷ lệ
để dành thấp này chỉ khoảng
1-2% đã kéo dài từ cả chục
năm nay. Đầu tư của Mỹ bằng
19% GDP, chủ yếu dựa vào lợi nhuận
công ty, nhưng đến 30% số tiền đầu
tư là do vay mượn nước ngoài.
Tình hình tài chính của Mỹ
chẳng khác gì một nước đang
phát triển không kiểm soát nổi
hầu bao mình. Các nước ở châu
Mỹ Latin và ở châu Á sau cuộc
khủng hoảng tài chính những năm
90 đã cố gắng làm sạch sẽ
tài chính, tăng cường để
dành, và trở thành nguồn tài
chính tài trợ tiêu dùng của
Mỹ. Mỹ đang mất vốn vì giá
xuống thì đầu tư của các
nền kinh tế của những nước này
cũng sẽ không thể không bị cụt
vốn theo. Nói thế không có nghĩa
là mọi người có tiền trên
thế giới đầu tư vào Mỹ sẽ
lo sợ, ồ ạt rút khỏi Mỹ vì
thực sự họ cũng sẽ khó kiếm
chỗ thay thế an toàn và tạo ra lợi
nhuận, nhưng việc rút ra một phần
cũng tạo ảnh hưởng không nhỏ.
Tiền
đổ vào làm thị trường chứng
khoán và tài sản lên giá quá
mức giá trị của nó. Điều
này thì ai cũng biết, nhưng rất
nhiều người vẫn không tin là giá
có thể xuống. Đặc biệt là
các nhà kinh doanh tiền tệ, họ phải
thổi phồng vì càng lên giá,
càng say sưa với thị trường thì
giao dịch càng tăng, vay mượn càng
nhiều và phí dịch vụ càng lớn.
Giá cổ phiếu Mỹ đã qua thời
kỳ điều chỉnh, đặc biệt là
giá các công ty công nghệ thông
tin được thổi phồng, chỉ số
Nasdaq lên trên 5000 năm 2000 và hiện
nay chỉ còn trên 2000, bằng ½ trước
đây. Chỉ số Dow Jones ít bị ảnh
hưởng của việc thổi phồng, cũng
giảm từ cao điểm gần 12000 năm 2000,
xuống tới mức 7540 và sau đó
phục hồi để sau 7 năm mới trở
lại thời năm 2000. Bong bóng thị trường
chứng khoán đã tự nó giải
quyết bằng cách xuống giá, và
để nhằm giữ nền kinh tế khỏi
tuột dốc, Cục dự trữ Liên bang
(Fed) đã giữ lãi suất ở mức
rất thấp và lại kéo dài thời
gian quá lâu, đầu tư vào nhà
cửa tiếp tục tăng, giá nhà cửa
trở thành bong bóng. Trong 5 năm qua giá
nhà khắp nơi tăng, thấp nhất ở
các bang hẻo lánh nhiều đất cũng
tăng ít nhất 17%, và ở nơi có
nhiều đầu cơ tăng hơn gấp đôi.
Nếu kể từ năm 1980, giá nhà ở
những bang như New York, California, Massachussets tăng
5, 6 lần, trong khi lương danh nghĩa ở
những vùng trên chỉ tăng gần 3
lần. Kể từ năm 1997 đến nay những
nơi này tăng giá 3 lần.
Nước
Mỹ đang gặp phải 3 vấn đề lớn
về tài chính. Thứ nhất sự phát
triển không kiểm soát của thị
trường cho vay địa ốc dưới
chuẩn, có nghĩa là không cần đặt
cọc, không cần đủ thu nhập để
chi trả mà vẫn được vay. Thứ
hai cho vay tiêu dùng qua thẻ tín dụng
quá mức mà tuần qua City Group là
nạn nhân đầu tiên về thẻ tín
dụng, lỗ 18 tỷ, mà chỉ một phần
nhỏ là nợ dưới chuẩn vì
tháng 9 vừa qua họ chỉ có 2,7 tỷ
nằm trong khoản dù hiện nay giá trị
còn lại chỉ còn 5%. Thứ ba, khủng
hoảng tín dụng đã lan rộng đế
cả khu vực đầu tư địa ốc
văn phòng, chứ không chỉ tập
trung vào khu nhà ở. Các công trình
xây dựng có thể trở thành dở
dang vì không kiếm được tiền
cho xây dựng tiếp tục. Giá nhà
nói chung trong thời gian vừa qua đã
xuống 7%, nhưng nhiều nhà kinh tế cho
rằng giá nhà sẽ tiếp tục xuống
vào năm 2008 và có thể tiếp tục
vào năm 2009, và có thể tới mức
30%. Tất nhiên những bang lên giá
nhiều sẽ xuống giá nhiều, bang lên
giá ít sẽ xuống giá ít. Chưa
biết được rõ nền kinh tế sẽ
suy thoái mạnh yếu như thế nào,
nhưng suy thoái là điều khó
tránh.
2. Phân tích nguyên nhân
Chưa bao giờ trong lịch sử nước Mỹ mà giá nhà tăng trong thời gian dài và đến mức cao như vậy. Trong thời gian dài, giá nhà tăng mạnh cũng vì các thủ thuật tài chính của toàn bộ khu vực tài chính nhằm khuyếch tán ảo tưởng giá nhà lên không có chỗ ngừng, vượt cả khả năng chi trả của rất nhiều người đầu tư vào địa ốc. Nhưng nếu giá cứ lên thì có gì phải lo, đó là tâm lý đại chúng cho đến thời gian vừa qua. Thủ thuật tài chính này là sự ra đời của CDO và phát tán rộng rãi trong thị trường địa ốc. Vậy CDO là gì?
CDO
(collaterized debt obligation) có thể dịch tạm
là trái phiếu hay nghĩa vụ nợ có
thế chấp. Thế chấp có' thể là
trái phiếu (bonds) hay các khoản nợ
cho vay mua nhà (mortgage). Trường hợp sau
được gọi là CMO (collaterized mortgage
obligation hay security) có thể tạm dịch là
trái phiếu hay chứng khoán thế chấp
bằng nợ cho vay mua nhà, nói chung là
địa ốc.
Cách
làm khá đơn giản. Thí dụ
ngân hàng A cho nhiều người vay mua địa
ốc với tổng số tiền là 100 tỷ.
Để có số tiền này, ngân
hàng phải thu hút tiền ký gửi
ít nhất 100 tỷ. Đây là cách
làm rất thông thường. Ngân hàng
thu hút tiền gửi ngắn hoặc trung hạn
và cho vay dài hạn. Ngân hàng có
thể chịu rủi ro nếu như người
ký gửi rút tiền ra mà ngân
hàng không có để trả. Do đó
để giảm rủi ro, họ cần đa
dạng hoá người vay và đa dạng
hoá vùng hoạt động của người
vay. Tất nhiên nếu cho vay nhiều người,
không chỉ để mua nhà mà để
tài trợ nhiều hoạt động kinh tế
khác nhau, thì độ rủi ro giảm.
Khách hàng có người gặp khó
khăn, nhưng hầu hết là không. Một
vài hoạt động kinh tế có thể
có rủi ro cao nhưng hầu hết các
hoạt động kinh tế khác thì
không.
Người
Mỹ luôn luôn tìm tòi cách làm
mới để sinh lợi. Một cách làm
khác, được coi là khám phá
thần kỳ, là ngân hàng có thể
tập hợp nhiều giấy nợ đó
lại thành một gói, thí dụ ở
đây là 100 tỷ, rồi dùng chúng
làm thế chấp, chia ra nhiều giấy nợ
nhỏ tức là chứng khoán (cổ
phiếu cũng là một loại chứng
khoán, security) đem bán đại trà
cho người đầu tư nhỏ. Làm như
vậy ngân hàng thu lại 100 tỷ và
biến người mua chứng khoán thành
người cho vay. Ngân hàng ăn phí
nhiều chặng (phí tính trên người
đi vay mua nhà, phí tính vào việc
tổ chức đóng gói nợ tức là
tính vào người đầu tư nhỏ,
và phí tính vào việc thu nợ
từ người đi vay và chia lại số
thu này cho người đầu tư chứng
khoán. Ngân hàng đẩy toàn bộ
rủi ro sang cho người đầu tư chứng
khoán. Người ta mua chứng khoán vì
lãi suất cao hơn, có thể dễ dàng
bán ra và tin là nó có độ
rủi ro thấp. Các chứng khoán này
thường có thời gian chuộc lại từ
5 đến 30 năm, ngân hàng hoặc công
ty dịch vụ tài chính nào đó
sẽ làm việc thu tiền trả nợ của
người vay gồm cả khoản vay gốc và
lãi đem chia đều cho các chứng
khoán. Tất nhiên họ tính phí.
Cách
làm này được coi là một
sáng kiến diệu kỳ của Michael Milken,
một ông trùm tài chính, trở
nên giàu sụ vì chuyện này,
nhưng rồi sau đó bị bắt tù
về tội về tội gian lận trong buôn
bán trái phiếu vì dùng thông
tin nội gián. Ông ta mua những trái
phiếu công ty dưới chuẩn, được
mệnh danh là rác (junk bonds), đóng
thành gói, dùng chúng làm thế
chấp, tạo ra các chứng khoán mới.
Ngân hàng thương mại (cho vay tiền)
chỉ mới bắt tay vào hoạt động
này trong vài năm gần đây, còn
chủ yếu việc làm này là của
công ty tài chính thường được
gọi là ngân hàng đầu tư
(chỉ làm chuyện đóng gói, buôn
bán chứng khoán). Ngân hàng thương
mại nhảy vào vùng cấm trước
đây vì luật Mỹ thay đổi cho
phép đa dạng hoá họat động
tài chính. Cũng vì thế mà thị
trường tài chính thế giới trở
nên bấp bênh, dễ khủng hoảng hơn
trước. Hàng loạt ngân hàng
lớn của Mỹ đang lỗ to vì theo
chân sang kiến của Michael Miken
Hiện
nay số tiền đầu tư vào trái
phiếu ở Mỹ lên tới 25,9 ngàn tỷ
tính tới tháng 5 năm 2006 trong đó
CMO liên quan tới địa ốc chiếm tới
6,1 ngàn tỷ (theo Research Quarterly của Hội
buôn trái phiếu). Tiền làm nhanh, rủi
ro tưởng ít vì các công ty đánh
giá chúng cao ở mức cao AAA (cần biết
là họ đánh giá Việt Nam ở
mức BB, thấp hơn A). Nói chung, CMO có
thể lành mạnh nếu chúng không
phát triển ồ ạt vào khu vực dân
cư ít khả năng trả nợ chỉ vì
mục đích làm tiền.
Các
nhà đầu tư địa ốc đã
mở rộng thị trường bất kể
quyền lợi của người tiêu dùng,
gây vốn cho vay cả những người thu
nhập thấp ít khả năng trả nợ,
bằng cách khuyến khích vay với lãi
suất lúc đầu thật thấp, và
sau đó ít lâu tăng lên theo lãi
suất thị trường. Những người
đi vay này tưởng rằng giá nhà
sẽ lên mãi mãi, lãi suất sẽ
thấp mãi, nên họ đâm đầu
thi nhau mua nhà. Đây là thị trường
được gọi là thị trường
dưới chuẩn. Không những dân
chúng mua, mà các ngân hàng, công
ty tài chính, quĩ tín dụng, nhà
đầu tư nước ngoài cũng tin
tưởng mù quáng vào tương
lai của thị trường nhà cửa. Ngân
hàng thay vì hoạt động môi giới
giữa người ký gửi tiền và
người đi vay thì họ cũng xông
vào đầu tư, mua giữ các CMO rác
này. Chỉ trong vòng 6 tháng đầu
năm 2007, 8 ngân hàng lớn và công
ty tài chính lớn của Mỹ như
Merrill Lynch, Golden Sachs, City Group, Morgan Chase, Bank of
America đã phát hành 286 tỷ CMO dưới
chuẩn.
Và
việc phải đến đã đến.
Khi lãi suất tăng, dù không nhiều, tiền mượn mua nhà mất
khả năng chi trả, các CMO trở thành
rác thật, không còn mang giá trị
gì nữa vì chúng chỉ có giá
khi có tiền chi trả của người đi
vay. Các ngân hàng, công ty tài
chính, không những ở Mỹ mà ở
khắp thế giới đang mất vốn lớn
và có thể đi đến phá sản.
Tháng 10 và 11 vừa qua, tập đoàn
City Group khai mất 8,4 tỷ vốn, công ty
Morgan-Stanley mất 3,7 tỷ vốn và nhiều
ngân hàng như Bank of America và nhiều
quĩ tài chính khác mất vốn lên
hàng tỷ. Nhiều tên tuổi khác sẽ
tiếp tục khai mất vốn vì đây
chỉ là khởi đầu của khủng
hoảng.
3. Suy thoái và giải pháp
Có
lẽ chưa có một cuộc suy thoái
nào chủ yếu gây ra vì một thị
trường tài chính vượt ra ngoài
sự điều hành của thể chế
kinh tế được thiết lập sau đại
khủng hoảng kinh tế năm 1930. Mặc dù
vẫn chấp nhận thị trường tự
do, cuộc khủng hoảng tài chính lớn
này đã tạo ra một số chuẩn
kiểm soát nhất định nhằm bảo
vệ người ký quĩ tiền, như bảo
hiểm tiền để dành, tạo luật
để lãi suất cho vay không vượt
một lãi suất thị trường ở
một mức nhất định. Nhưng hiện
nay với những cái gọi là “sáng
tạo tài chính”, nhiều hoạt động
nằm ngoài ngân hàng, nhằm vượt
qua những chuẩn mực kiểm soát nhất
định, thí dụ ngân hàng liên
kết hoặc mở ra các quĩ tài chính
“độc lập”, phát hành trái
phiếu (hay chứng khoán) vốn để
cho vay dưới chuẩn với lãi cắt cổ
những người không có khả năng
chi trả. Cũng vậy các công ty tín
dụng hoạt động với ngân hàng
cho vay qua thẻ tín dụng, đặc biệt
là người nghèo, với lãi suất
cắt cổ, trên 30% là bình thường
để khuyến khích tiêu xài.
Trước
đây, kinh tế suy thoái vì nhà
nước phải tiêu dùng cho chiến
tranh quá nhiều, mà lại tài trợ
bằng in tiền nên gây lạm phát,
hoặc giá dầu tăng quá mức mà
chính sách tiền tệ không được
sử dụng nhằm ngăn cản lạm phát,
hoặc nền kinh tế phát triển quá
nóng do đó cần có sự điều
chỉnh của thị trường.
Lần
này khác hẳn, nền kinh tế đang
phải đối phó với các công
cụ tài chính mới được đẻ
ra nhằm tăng cường lợi nhuận cho
ngân hàng và các công ty tài
chính mà không bị đặt dưới
sự kiểm soát nào cả như đã
nói ở trên. Do đó việc cứu
nguy nền kinh tế cũng không dễ dàng
vì không ai nắm rõ ai mượn ai.
Đến
nay tổng số tiền các công ty tài
chính và ngân hàng tuyên bố lỗ
đã lên đến 100 tỷ đô
la.
Làm
thế nào để giải quyết? Có
thể nói đây là cuộc khủng
hoảng dường như ngày càng trầm
trọng hơn, nhưng không ai rõ nó
tiếp tục vỡ bùng thêm ở chỗ
nào, vì bản thân của vấn đề
là mới và vì như đã nói,
các “sáng tạo tài chính”
không nằm trong tầm phải minh bạch
trong báo cáo tài chính, và do đó
nằm ngoài tầm kiểm soát và
hiểu biết của các cơ quan điều
hành thị trường tài chính như
Cục Dự trữ Liên bang.
Tổng
thống Bush, nhiều ứng cử viên tổng
thống, nhiều nghị sĩ gần như đồng
thanh phải nhanh chóng bỏ ra khoảng 150 tỷ
đô la để giảm thuế, nhằm tăng
tiêu dùng, giảm bớt khả năng suy
thoái. Đây thực ra chỉ là hành
động mị dân, vỗ về dân
chúng. Số tiền này chỉ là liều
thuốc bổ cho người bị sốt rét.
Lý thuyết kinh tế của hai nhà kinh tế
lớn là Milton Fridman (bảo thủ) và
Franco Modigliani đã chứng minh rằng (và
được nhiều lần kiểm nghiệm)
là tiêu dùng là phương trình
của thu nhập được coi là vĩnh
viễn (permanent income). Khuynh hướng của
người tiêu thụ là không tiêu
nhiều thu nhập nhất thời. Do đó
chi tiêu như trên sẽ không có kết
quả. Cái có kết quả là giảm
lãi suất, là chi đầu tư của
nhà nước. Mà hai thứ trên thì
cần thời gian mới có tác dụng.
Và chưa chắc nó đã liều
thuốc đúng, Mỹ đang cần tiền
từ các nước, giảm lãi suất
sẽ giảm sức hút tiền vào Mỹ,
đồng thời đẩy mạnh thêm lạm
phát, hiện nay đã lên trên 4%
năm. Vấn đề là Mỹ đang tiêu
xài nhiều hơn cái họ có. Các
giải pháp ngắn hạn và cả suy
thoái cũng không thể giải quyết
được vấn đề dài hạn
này.
4. Khủng hoảng Mỹ và kinh tế Việt Nam
Ít
nhất là ngày 21 tháng giêng, cuộc
khủng hoảng Mỹ đã lan ra thị
trường thế giới. Các sàn chứng
khoán của các nước đã giảm
2 đến 7%. Nhiều nền kinh tế đều
có đầu tư vào Mỹ, do đó
mất giá ở Mỹ sẽ đẩy mạnh
mất giá trên toàn cầu. Cụt vốn
khắp nơi không thể không ảnh hưởng
đến đầu tư vào Việt Nam.
Ngoài ra, nếu khủng hoảng ảnh hưởng
trực tiếp đến sản xuất vì
giảm tiêu dùng như đang hình
thành ở Mỹ thì hàng nhập khẩu
vào Mỹ sẽ giảm, đưa đến
giảm xuất khẩu của nhiều nước.
Việt Nam cũng khó tránh khỏi vấn
đề này, nhất là thị trường
Mỹ vào năm 2007 đã chiếm tới
24% trị giá hàng xuất khẩu của
Việt Nam.
Bài
học lớn hơn Việt Nam cần rút ra
là mối đe đoạ về một cuộc
khủng hoảng tương tự về tài
chính đang tiềm ẩn mà Việt Nam
dường như chưa thấy mối nguy cơ.
Có hai thị trường ở ta mà ai
cũng thấy là bong bóng: đó là
thị trường nhà đất và thị
trường chứng khoán. Cộng thêm là
mối đe doạ lạm phát mạnh đang
đè nặng. Thay vì áp dụng các
biện pháp nhằm giảm bong bóng trên
thị trường nhà đất (như đánh
thuế nhà đất, đánh thuế lãi
bán địa ốc như thu nhập) và
để thị trường chứng khoán tự
nó giải quyết nó, khó lòng
hiểu được quyết định của
nhà nước vừa qua như tin loan trên
KinhtếSaigononline (2/1/08):
Ngân hàng
Nhà nước đã quyết đinh sẽ
mua vào ngoại tệ từ ngày 15-1 để
nhằm bơm tiền đồng vào thị
trường chứng khoán, đồng thời
sẽ có phương án cho phép
các ngân hàng cho vay đầu tư
chứng khoán tùy theo năng lực của
mình để đẩy giá chứng khoán
lên.
Cho phép
ngân hàng cho vay mua chứng khoán theo năng
lực và đẩy tiền mua ngoại tệ
với hy vọng bơm tiền thêm vào
bong bóng. Hành động trên có
hai tác động xấu. Thứ nhất, nó
sẽ làm suy yếu hệ thống ngân
hàng vì đồng tiền của dân
không còn được bảo đảm:
sự suy sụp của chứng khoán sẽ
kéo theo sự suy sụp của ngân hàng
do mất khả năng thanh toán. Thứ hai nó
sẽ đẩy mạnh thêm lạm phát,
làm khốn khổ thêm đời sống
của nhân dân và làm suy yếu
toàn bộ nền kinh tế. Và tại sao
lại phải cứu thị trường chứng
khoán, khi trong thời gian qua nó đang từ
từ trở về giá trị đúng của
nó? Không lẽ bộ máy nhà nước
được dùng để cứu nguy đại
gia? Có người cho rằng thay vì bơm
tiền đồng thì cho phép nước
ngoài dùng tiền ngoại để mua,
điều này cũng khá quái gở
vì thứ nhất tiền không lẽ được
đút túi quần (dù là tiền
gì) và thứ hai tại sao lại cổ
võ dùng đồng ngoại. Nếu thế
tại sao không dẹp luôn tiền đồng
và dùng tiền đô như một vài
nước đang làm và qua đó dẹp
luôn khả năng nhà nước có
chính sách tiền tệ và tài
chính độc lập.
22.1.2008
Vũ Quang Việt
CDO & CDS Primer?
TheDeal
giải thích quá trình hình thành các sản phẩm tài chính trị giá hàng
ngàn tỷ chỉ từ hơn sáu trăm tỷ các khoản vay bất động sản dưới chuẩn:
Bắt
đầu từ những công ty cho vay bất động sản trực tiếp (mortgage
originators), người dân đi vay mua nhà được phân loại thành dưới chuẩn
(subprime), cận chuẩn (Alt-A), chuẩn (prime), và được nhà nước bảo đảm
(ví dụ được Fannie Mae hay Freddie Mac bảo đảm). Trong số này, các khoản
vay dưới chuẩn (subprime) chỉ chiếm 600 tỷ trong tổng số gần 10 ngàn tỷ
tín dụng bất động sản dân dụng trực tiếp. Từ tổng số tín dụng này, các
công ty tài chính "chứng khoán hóa" (securitize) khoảng 1200 tỷ thành
một loại công cụ tài chính có thể mua bán được gọi là RMBS (residential
mortgage backed securities). Các nhà đầu tư khi mua RMBS sẽ được bảo đảm
và trả lãi bằng chính nguồn thu từ các khoản cho vay mua nhà ở nói
trên. Như vậy, đến level này mức độ rủi ro cũng chỉ nằm trong phạm vi
600 tỷ nếu toàn bộ subprime mortgage bị mất giá trị hoàn toàn.
Số
RMBS này được gộp với các loại chứng khoán tín dụng khác như cho vay
bất động sản thương mại, vay thẻ tín dụng, vay mua xe hơi, vay tiền học
đại học, để trở thành một loại chứng khoán có tài sản thế chấp nói chung
ABS (asset backed securities). Từ đây, các công ty tài chính chế tạo ra
một loại công cụ tài chính mới gọi là CDO (collateralized debt
obligations) bằng cách kết hợp các ABS vào thành các portfolio rồi chia
nhỏ các portfolio này theo các mức độ rủi ro từ cao đến thấp: senior,
mezzanine and equity. Ví dụ, người ta bỏ 100 ABS có nguồn gốc từ
subprime mortgages, auto loans, credit card loans v.v. vào một
portfolio. Sau đó người ta bán 100 CDO được đảm bảo bằng portfolio này
và phân thành 3 nhóm. Nhóm CDO đầu tiên có mức độ rủi ro thấp nhất sẽ có
giá cao nhất và cổ tức thấp nhất (senior), sau đó đến nhóm CDO thứ hai
(mezzanine), và cuối cùng là CDO thuộc hạng equity có rủi ro cao nhất và
giá thấp nhất.
Nhà
đầu tư mua CDO không còn biết đằng sau cái CDO mình nắm giữ là tài sản
gì thực sự và ai là người nợ tiền mình, họ chỉ biết nếu một phần
portfolio tạo ra CDO của mình bị mất giá (ví dụ người đi vay mortgage
không trả được nợ) thì sẽ có bao nhiêu CDO khác cũng xuất phát từ
portfolio đó chịu lỗ trước khi đến lượt mình bị ảnh hưởng. Trong ví dụ
trên, nếu nhà đầu tư giữ senior CDO thì chỉ sau khi những người nắm giữ
equity và mezzanine CDO bị lỗ thì mới đến lượt mình chịu thiệt hại. Có
hai điểm cần lưu ý ở đây.
Thứ
nhất, mức độ rủi ro tương đối của các nhóm CDO trong một portfolio hoàn
toàn là kết quả tính toán trên lý thuyết của các công ty tài chính phát
hành CDO dự vào số liệu thống kê của các ABS trong portfolio. Việc tính
toán dựa trên nhiều giả định và phụ thuộc vào mô hình rủi ro các nhà
phân tích sử dụng. Hai portfolio của 2 công ty khác nhau, mặc dù có thể
có thành phần ABS giống hệt nhau nhưng hoàn toàn có thể có cấu trúc CDO
khác nhau. Ví dụ portfolio 1 tạo ra 20% senior CDO, 50% mezzanine, 30%
equity, trong khi portfolio 2 có thể là 30%/60%/10%. Tất nhiên giá và cổ
tức của từng loại CDO này sẽ khác nhau.
Thứ
hai, về nguyên tắc bản thân giá của CDO có cùng mức độ rủi ro nếu do
hai công ty tài chính khác nhau phat hành cũng có thể khác nhau tùy
thuộc vào uy tín của công ty phát hành. Tuy nhiên các nhà phát hành CDO
có thể "đánh bóng" CDO của mình bằng cách mua bảo hiểm cho các ABS cấu
thành portfolio từ các công ty bảo hiểm uy tín (đây là một trong nhiều
hình thức credit enhancement
của các công ty phát hành CDS). Nếu công ty bảo hiểm có credit rating
cao (ví dụ AAA) thì các ABS vào kéo theo là CDO cũng sẽ có credit rating
cao, tất nhiên sẽ bán được giá hơn. Những công ty bảo hiểm lớn trong
thị trường này là MBIA, Ambac, và tất nhiên là AIG.
Một
hình thức bảo hiểm tuyệt vời cho CDO đã được phát minh ra trước đó khá
lâu: Credit Default Swap (CDS). Trước đó CDS được dùng để bảo hiểm cho
bonds, nghĩa là khi các nhà đầu tư mua bond họ có thể bảo hiểm cho việc
nhà phát hành bond bị phá sản bằng cách mua CDS cho bond đó. Nếu nhà
phát hành bond bị phá sản, người bán CDS sẽ có trách nhiệm bồi thường
face value của bond cho người mua CDS. Khi CDO phát triển, lúc đầu CDS
cũng phát triển theo như một công cụ phòng ngừa rủi ro cho đến khi người
ta phát hiện ra một đặc tính "tuyệt vời" của CDS.
Tạm
thời quay lại với CDO, nhớ lại CDO là cổ phần hoặc cổ phiếu từ một
portfolio bao gồm các loại ABS. Đến một lúc nào đó nhu cầu CDO trở nên
quá lớn vì ai cũng nghĩ rằng đây là một hình thức đầu tư tốt ít rủi ro.
Nhưng ABS thì có hạn dù các ngân hàng và các mortgage brokers đã tìm mọi
cách để người Mỹ trở thành "con nợ" (subprime chẳng hạn) để tăng lượng
ABS. Thế là người ta quyết định thay ABS trong các portfolio để tạo ra
CDO bằng chính các CDO, nghĩa là CDO của CDO. Rồi sau đó là CDO của CDO
của CDO. Những loại CDO được xây dựng từ các portfolio cấu thành từ các
CDO khác này gọi là sythetic CDO, để phân biệt với cash CDO là các CDO
truyền thống cấu thành từ ABS.
Nhưng
phát hành CDO theo hướng này cũng chỉ có giới hạn, một phần vì càng
chồng CDO lên nhau khả năng đánh giá rủi ro càng khó, phần khác vì
commission fee càng ngày càng ngỗn dần vào cổ tức của CDO làm cho nó bớt
hấp dẫn. Thế là người ta đi tìm một loại công cụ tài chính khác để thay
thế ABS và CDO cho các portfolio CDO mới, và CDS bỗng trở thành một ứng
cử viên rất thích hợp. Nhớ lại CDS bản chất là một hợp đồng bảo hiểm
counterparty risk cho một công cụ tài chính, nghĩa là rủi ro khi nhà
phát hành công cụ đó bị phá sản. Tuy nhiên đặc điểm tuyệt vời của CDS là
nó hoàn toàn không bị quản lý bởi bất kỳ cơ quan chức năng nào cho nên
ai cũng có thể bán sản phẩm này, nghĩa là bảo hiểm cho một tài sản nào
đó mà không cần phải tuân thủ theo những qui định ngặt nghèo của ngành
bảo hiểm. Thêm vào đó, ai cũng có thể mua CDS mà không cần thiết phải sở
hữu tài sản cần bảo hiểm. Điều này giúp cho các bên tham gia vào thị
trường CDS có thể leverage lên đến vô hạn.
Nói rõ thêm về vấn đề leverage. Theo như trong sơ đồ bên dưới, tổng cộng notional value của thị trường CDS là $62 trillion (nhiều hơn GDP toàn thế giới) trong khi net value chỉ là $2 tr. Điều này có nghĩa là cho $1 tài sản có thật, có 31 người đã mua hợp đồng bảo hiểm cho $1 đó. Nếu rủi ro xảy ra đối với tài sản được bảo hiểm thì người bán bảo hiểm phải trả trung bình $32 cho $1 giá trị tài sản. Tại sao họ lại liều lĩnh như vậy? Đơn giản vì cách đây chỉ 1 năm thị trường cho rằng xác suất Lehman Brothers phá sản gần như bằng không. Bởi vậy nếu một công ty, AIG chẳng hạn bán bảo hiểm cho 31 công ty khác đảm bảo $1bn Lehman bond thì AIG có thể thu về 31 lần số phí bảo hiểm thông thường cho $1bn bond đó, tương đương 50-60bps. Nhưng AIG sẽ không giữ 31 hợp đồng bảo hiểm đó mà gom chúng lại vào một portfolio và biến chúng thành CDO để bán lại. Đây cũng là một loại synthetic CDO.
Số CDS vì vậy tăng vượt bực trong hai năm 2006-2007 trong khi cash CDO bắt đầu tăng chậm lại. Không một ai nhận thấy mối nguy hiểm tiềm tàng từ thị trường CDS, cho đến khi Bear Stearns trên bờ phá sản. Cho đến thời điểm này, nhiều người vẫn cho rằng mặc dù notional value của thị trường CDS lớn nhưng hầu hết các CDS đã đều được net out, nghĩa là một nhà đầu tư thường vừa long vừa short một loại CDS tùy thuộc vào đánh giá rủi ro của công cụ tài chính được bảo hiểm. Cho nên nhà đầu tư đó về lý thuyết không bị expose vào notional value mà chỉ là net value và một ít lời/lỗ nhỏ của phí bảo hiểm. Nhưng khi Bear Stearns sắp phá sản thì người ta chợt nhận ra rằng toàn bộ thị trường CDS là một network chằng chịt. Nếu một mắt xích trong đó đổ vỡ thì tất cả các mắt xích sau nó cũng có nguy cơ đổ vỡ tiếp theo vì lúc này mọi người bị expose với notional value chứ không phải net value nữa. Và Bear Stearns là một mắt xích quan trọng trong thị trường này.
Sau khi Fed giải cứu cho Bear Stearns, thực chất là làm chậm lại cái chết của công ty này, nhiều người gióng lên cảnh báo về sự nguy hiểm của thị trường CDS. Thống đốc bang New York cũng đã tuyên bố sẽ quản lý thị trường này và kêu gọi SEC và các cơ quan khác nhảy vào. Tuy nhiên chưa một hành động chính thức nào được thực hiện thì AIG sụp đổ. Trước đó mấy ngày, Fed đã quyết định không cứu Lehman vì cho rằng Lehman không có vai trò quan trọng trong thị trường CDS. Tuy nhiên sự sụp đổ của Lehman và sự ra đi của Merrill cộng với ảnh hưởng của bão Ike đã là cọng rơm cuối cùng làm sụp lưng con lạc đà AIG, và Fed không thể không cứu AIG, một cái nút có thể nói là quan trọng bậc nhất trong thị trường CDS.
Những ngày này, thị trường đang nín thở chờ xem các CDS tồn đọng của Lehman sẽ được giải quyết thế nào, rồi sau đó là Wamu. Nhưng nên nhớ là Lehman chỉ có $400bn notional value trên tổng số $62 trillion. Giả sử số CDS của Lehman được giải quyết ổn thỏa thì vẫn còn đâu đó những quả bom nguyên tử chưa được tháo ngòi. Có lẽ Bernanke & Co. sẽ phải có những quyết định anti-market nữa để cứu nguy nền kinh tế Mỹ và cả thế giới.
Nói rõ thêm về vấn đề leverage. Theo như trong sơ đồ bên dưới, tổng cộng notional value của thị trường CDS là $62 trillion (nhiều hơn GDP toàn thế giới) trong khi net value chỉ là $2 tr. Điều này có nghĩa là cho $1 tài sản có thật, có 31 người đã mua hợp đồng bảo hiểm cho $1 đó. Nếu rủi ro xảy ra đối với tài sản được bảo hiểm thì người bán bảo hiểm phải trả trung bình $32 cho $1 giá trị tài sản. Tại sao họ lại liều lĩnh như vậy? Đơn giản vì cách đây chỉ 1 năm thị trường cho rằng xác suất Lehman Brothers phá sản gần như bằng không. Bởi vậy nếu một công ty, AIG chẳng hạn bán bảo hiểm cho 31 công ty khác đảm bảo $1bn Lehman bond thì AIG có thể thu về 31 lần số phí bảo hiểm thông thường cho $1bn bond đó, tương đương 50-60bps. Nhưng AIG sẽ không giữ 31 hợp đồng bảo hiểm đó mà gom chúng lại vào một portfolio và biến chúng thành CDO để bán lại. Đây cũng là một loại synthetic CDO.
Số CDS vì vậy tăng vượt bực trong hai năm 2006-2007 trong khi cash CDO bắt đầu tăng chậm lại. Không một ai nhận thấy mối nguy hiểm tiềm tàng từ thị trường CDS, cho đến khi Bear Stearns trên bờ phá sản. Cho đến thời điểm này, nhiều người vẫn cho rằng mặc dù notional value của thị trường CDS lớn nhưng hầu hết các CDS đã đều được net out, nghĩa là một nhà đầu tư thường vừa long vừa short một loại CDS tùy thuộc vào đánh giá rủi ro của công cụ tài chính được bảo hiểm. Cho nên nhà đầu tư đó về lý thuyết không bị expose vào notional value mà chỉ là net value và một ít lời/lỗ nhỏ của phí bảo hiểm. Nhưng khi Bear Stearns sắp phá sản thì người ta chợt nhận ra rằng toàn bộ thị trường CDS là một network chằng chịt. Nếu một mắt xích trong đó đổ vỡ thì tất cả các mắt xích sau nó cũng có nguy cơ đổ vỡ tiếp theo vì lúc này mọi người bị expose với notional value chứ không phải net value nữa. Và Bear Stearns là một mắt xích quan trọng trong thị trường này.
Sau khi Fed giải cứu cho Bear Stearns, thực chất là làm chậm lại cái chết của công ty này, nhiều người gióng lên cảnh báo về sự nguy hiểm của thị trường CDS. Thống đốc bang New York cũng đã tuyên bố sẽ quản lý thị trường này và kêu gọi SEC và các cơ quan khác nhảy vào. Tuy nhiên chưa một hành động chính thức nào được thực hiện thì AIG sụp đổ. Trước đó mấy ngày, Fed đã quyết định không cứu Lehman vì cho rằng Lehman không có vai trò quan trọng trong thị trường CDS. Tuy nhiên sự sụp đổ của Lehman và sự ra đi của Merrill cộng với ảnh hưởng của bão Ike đã là cọng rơm cuối cùng làm sụp lưng con lạc đà AIG, và Fed không thể không cứu AIG, một cái nút có thể nói là quan trọng bậc nhất trong thị trường CDS.
Những ngày này, thị trường đang nín thở chờ xem các CDS tồn đọng của Lehman sẽ được giải quyết thế nào, rồi sau đó là Wamu. Nhưng nên nhớ là Lehman chỉ có $400bn notional value trên tổng số $62 trillion. Giả sử số CDS của Lehman được giải quyết ổn thỏa thì vẫn còn đâu đó những quả bom nguyên tử chưa được tháo ngòi. Có lẽ Bernanke & Co. sẽ phải có những quyết định anti-market nữa để cứu nguy nền kinh tế Mỹ và cả thế giới.
Update (10/10/2008):
Một trong các biện pháp cấp cứu cho thị trường CDS được nhiều người ủng
hộ là lập một central clearing house cho tất cả các CDS hiện đang được
trade trên OTC market. Thậm chí đã có đề nghị Fed đứng ra làm clearing
house trong thời điểm nguy kịch này. Cho đến giờ phút này chưa có một
quyết định nào được đưa ra nhưng Fed đang gấp rút nghiên cứu phương án lập clearing house này.
Update (20/10/2008):
Hầu hết các CDS writers đều phải mark-to-market sản phẩm của mình.
Nghĩa là nếu default risk tăng thì họ phải bỏ thêm collateral vào
account của người mua CDS. Tuy nhiên AIG được miễn
điều này vì có AAA rating. Khi AIG bị downgrade, ngay lập tức AIG phải
trả một lượng lớn margin call cho các CDS của mình và điều này làm sụp
đổ AIG.
Update (10/11): Có vẻ khả năng thành lập clearing house khá
hiện thực. CME và Citadel sẽ hợp tác để thành lập clearing house này.
Một initiative quan trọng nữa là DTCC đã quyết định sẽ công bố số liệu
CDS market hàng tuần.
Update (10/11): Ngay cả khi có central clearing house, CDS vẫn có risk lớn hơn các loại derivatives khác. Theo Shitting Alpha,
risk lớn nhất của thị trường CDS là sự nhảy vọt của collateral (margin
call lớn) và high correlation của nhiều loại CDS khác nhau khi có một sự
kiện default xảy ra. Điều này lập tức tạo ra liquidity squeeze trong
money market và Libor sẽ tăng vọt.
Update (15/04/09): FT
cho biết ISDA vừa đưa ra một standardized protocol gọi là "Big Bang" và
được 1500 CDS counterparties chấp nhận sẽ áp dụng. Như vậy đây là một
bước tiến tới một centralized clearing house cho thị trường CDS, thậm
chí centralized trading exchange sau này. FT cũng cho biết trong Q1
2009, đã có khoảng $5.5 trillions outstanding CDS được netted out.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét